Xe hàng xuất phát từ trong thành, trong bóng đêm, thong thả mà vững
vàng đi về phía bờ đê, đưa hàng hóa cho đội thuyền ngày mai phải đi xa.
Hoa quả tươi được bày lên sạp, tranh nhau đọ sắc, đặt dưới ánh nến
quả thật rất đẹp. Chúng tôi vây quanh một sạp đào, chọn tới chọn lui một
hồi tôi mới lấy được cho Cẩm Tú một quả to nhất, đỏ nhất. Cẩm Tú hài
lòng nhận lấy, hình như nhớ lại hồi bé vẫn thích đi theo tôi đòi đồ ăn,
đương nhiên bây giờ đều là Tống Minh Lỗi tự đem tiền túi ra.
Thời gian dường như bước chậm lại khiến người ta phải ngạc nhiên,
chúng tôi, người ngậm kẹo, người ăn đào, vừa dạo vừa ngắm nghía, tỉ mỉ
bình luận, thong dong thưởng thức vẻ đẹp không nói hết của phố phường,
quả là một thú vui tao nhã khó diễn tả.
Tới đường lớn Huyền Vũ, chúng tôi đi qua một dãy toàn hiệu thuốc
bắc: hiệu Kim tử y quan, nhà Đỗ Kim Câu, thuốc viên Tào gia, khoa nhi
của Bách lang trung, khoa sản của Nhâm gia…
Mỗi cửa hàng đều có bảng hiệu rất đặc sắc, chúng tôi còn đang cười
việc hiệu nhà Đỗ Kim Câu dùng một anh chàng cao lớn tay cầm móc câu,
lại còn khắc một cái dấu hình lợn làm ký hiệu, thì đột nhiên phát hiện trên
mặt cửa trước của tiệm bán thuốc chữa đau họng là bức tranh sen nở, vịt
giỡn nước mà Nguyên Phi Bạch vẽ lần trước, phần lạc khoản có đề Thuyết
yêu hoa sen cùng cái tên Hoa Mộc Cẩn được viết xiêu xiêu vẹo vẹo. Bức
tranh này hiển nhiên đã nâng hiệu thuốc này lên một bậc, khiến rất nhiều
dân chúng tới quan sát. Tôi thầm kêu khổ, không phải Nguyên Phi Bạch đã
đồng ý tặng tôi bức tranh này sao, tại sao lại để truyền ra ngoài thế này?
Sắc mặt Cẩm Tú thoáng trầm xuống, nàng lạnh nhạt liếc tôi: “Hay cho một
bài Thuyết yêu hoa sen, chúc mừng tỷ tỷ có thể cùng Tam gia danh chấn
thiên hạ.”
Tôi đang định giải thích thì trước mặt đã là phường trà Bắc Sơn. Bọn
họ đặc biệt dựng một tòa “Tiên động”, một tòa “Tiên kiều”, hấp dẫn rất