nhiều trai gái tới uống trà, kết bạn. Cẩm Tú kêu khát, cũng không ngoảnh
đầu nhìn chúng tôi đã bước vào, Kiều Vạn lập tức theo sau xếp đặt, Bích
Oánh nhẹ nhàng khuyên: “Mộc Cẩn, đừng nóng vội, muội ấy vẫn còn là trẻ
con mà.” Tôi cười khổ gật đầu, theo bọn họ vào phường trà.
Bước vào Tiên động, “bà bà chọn trà” tuổi tương đối lớn, trên đầu gài
năm đóa trâm hoa, mặt đã già lại giả vờ lanh lợi khiến chúng tôi không
khỏi buồn cười, bà rao tên các loại trà đặc biệt, vừa rao vừa gõ ly, đầu còn
lúc lắc đánh nhịp theo, rất có bài bản. Chúng tôi liền chọn một bình bích
loa xuân, ngồi xuống nghỉ một chút, bà lão kia nhìn Bích Oánh nói: “Cô
nương đây thật xinh đẹp, về sau nhất định có thể gả cho một lang quân tốt.”
Bích Oánh đỏ mặt, mắt không kiềm được mà liếc về phía Tống Minh Lỗi.
Tôi thử bắt chuyện với Cẩm Tú nhưng nàng chỉ niềm nở kéo Bích Oánh
cùng Tống Minh Lỗi nói chuyện, chẳng hề để ý đến tôi, nha đầu đáng ghét.
Một lát sau, chúng tôi rời khỏi phường trà đi tới địa danh nổi tiếng ở
chợ đêm – Phan lâu. Phan lâu kia là nơi bán các đồ vật cho lễ khất xảo,
nghe nói đồ giả cả có hơn trăm loại, bày bán tràn lan, thế nhưng mỗi lần
họp chợ, dân chúng Tây An đều chen chúc tới xem, khiến xe ngựa không
thể vào nổi, người cũng chẳng thể len ra. Tôi bèn mua cho mình, Cẩm Tú
và Bích Oánh mỗi người một chiếc mặt nạ Côn Luân mặt đen mũi tẹt để
chơi, sắc mặt Cẩm Tú hơi khá hơn.
Gần tới nửa đêm, chúng tôi tới Phong Di lâu bên bờ sông. Một con
thuyền hoa bỏ neo cập bờ, một quý công tử ăn vận hoa lệ, dẫn theo hơn
mười nàng thiếp lên lầu chè chén say sưa, ca đồng vũ nữ, vừa hát vừa múa,
nhất thời tiếng nhạc rộn ràng, tiếng oanh yến nũng nịu truyền từ thuyền hoa
lên bờ khiến người ta quên mất giờ đã là đêm khuya…
Chúng tôi vừa vui đùa vừa đi tới đường Chu Tước. Trong ấn tượng
của tôi, hình ảnh một tiên sinh bói toán cũng tương đối chính trực nhưng ở
đường Chu Tước, thẻ bài tôi lựa ra toàn là “thần nữ Tây Sơn”, “Hoa đào nở
tháng ba” gì đó, còn “Ngũ tinh”(5) thì còn có mấy cái tên kỳ quái như Ngọc