“Huân nghiệp hữu quang chiêu nhật nguyệt
Công danh vô gian cập nhi tôn”
(Sự nghiệp sáng soi cùng nhật nguyệt
Công danh truyền mãi đến con cháu)
Đây cũng là ngự bút, thảo nào Trần đại nương lại muốn đem mặt hàng
tốt nhất là chúng tôi đây cho phủ Tây Bắc Nguyên tướng quân.
Tử Tê, Tử Tê, chẳng lẽ hết thảy đều đã được định sẵn, tựa như là sở
định từ kiếp trước của Cẩm Tú. Ta lặng lẽ hỏi Cẩm Tú có thích nơi này
không, nhỏ lại co rúm lại, ôm chặt cánh tay của tôi: “Mộc Cẩn, trên cây cột
kia có rồng, muội sợ.”
Chúng tôi đi vào từ cửa ngách phía tây, Trần đại nương nghiêm mặt
thưa bẩm, cung kính đi đằng trước. Qua mấy khúc quẹo, chúng tôi dừng lại
trước một cửa hoa(3), có hai bà cô mặt lạnh đi ra. Trần đại nương liền tươi
cười tiến đến, nhỏ giọng thì thầm gì đó lại còn nhét xâu tiền vào tay một
người, chúng tôi mới được đi vào. Hai bên là dãy hành lang kéo dài, giữa là
xuyên đường(4), trong để một bức bình phong lớn bằng đá Đại Lý đặt trên
giá gỗ tử đàn. Đi qua bình phong có ba gian nhỏ, tiếp nữa một tòa nhà lớn
năm gian, xà cột chạm vẽ. Hai bên hành lang treo đủ thứ lồng chim anh vũ,
họa mi các loại. Trên thềm đã có mấy nha đầu quần xanh áo đỏ đứng chờ,
vừa thấy bọn họ đến đã có một người vén rèm thưa lại: “Phu nhân, Kiến
Châu Trần đại nương đã dẫn người mới đến.” Vừa nghe vậy, tôi rốt cục
cũng an tâm, Trần đại nương thật sự không bán chúng tôi cho kỹ viện.
Bước vào phòng, sự hoa lệ bên trong khiến tôi chói cả mắt, mùi huân
hương bách hợp thoảng nhè nhẹ, đồng hồ quả lắc Tây Dương kêu tích tắc.
Cả bọn chúng tôi mắt đều nhìn thẳng, quỳ gối tại gian ngoài, cách đó một
bức rèm châu là một phụ nhân vận hoa phục đang ngồi, trên đầu dùng kim
tuyến xâu hạt châu để đỡ tóc, cài trâm ngũ phượng triêu dương đính hạt