tin vào ông. Chỉ một số người thôi. Giá mà ông biết bọn trẻ đang đứng về
phía chúng tôi. Chính xác hơn là chúng đứng về phía tương lai của chúng.
Nhưng tôi sẽ không lan man chuyện đó khiến ông buồn lòng. Tôi khẳng
định với ông là chắc chắn mọi thứ sẽ thay đổi. Nhà máy thép sẽ khiến bà
con thay đổi. Khi đó họ sẽ cảm ơn chứ không thù chúng tôi.
- Nếu không phải là sự thay đổi theo chiều hướng tốt thì sao?
- Cái đó thì ông hoàn toàn yên tâm. Chúng tôi không nghĩ ra được bất
cứ cái gì mới trong việc kiến tạo sự phát triển. Chúng tôi chỉ đang đi theo
thiên hạ. Mà đi theo sau họ một quãng xa. Những chuyện như thế này từng
xảy ra ở Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông... Nhiều
người dân ở những nước ấy cũng phản đối công nghiệp hóa bằng cả gươm
giáo và thuốc nổ, cũng ấm ức khi chuyển đến những khu định cư mới. Nào
là cừu ăn thịt người. Nào là sắt thép ăn thịt người. Nào là rượu pha máu...
Nào là vân vân... Nhưng như ông thấy đấy, nếu không có những cái đầu
tỉnh táo, quyết đoán, thì liệu các nước ấy có thành rồng thành phượng hay
vẫn cứ mãi chỉ là những nước đang phát triển, chỉ là rắn nước, liu điu, chim
sẻ thôi? Ông yên tăm là không ai tự nhiên lại đi giật lùi rồi lôi những người
khác đi theo.
- Nhưng với những người chết vì bệnh tật, bị đẩy ra rìa... thì họ không
nghĩ thế đâu?
- Họ nghĩ gì cũng chỉ là thiểu số! Không phải ai cũng may mắn ông ạ.
Phải có rủi ro và chúng ta không việc gì phải mềm yếu vì cái tỷ lệ nằm
trong giới hạn cho phép, ý tôi nói là nếu có vài vạn người chết vì bệnh tật,
thì có nhiều chục triệu người từ nghèo đói thành khá giả? Là những kẻ dẫn
dắt, chúng ta quan tâm đến thành phần nào?
- Tôi sợ ông quá. May mà ông chỉ là một kẻ làm tiền, nếu ông mà làm
kẻ dẫn dắt quyền lực thì cuộc sống này chắc chắn thảm họa.