— Không, cháu nó còn nhỏ chưa đi học được. Khi nào cháu lớn tôi sẽ
cho cháu đến trường…
— Có lẽ ba, bốn năm anh cũng không mua được cho vợ một cái áo
choàng phải không?
— Tôi không đủ tiền…
— Hơn nữa vợ con lại ốm đau phải không?
— Không, không. Vợ con tôi đâu có ai đau yếu…
— Ừ, thì không ốm đau lúc này nhưng biết đâu sẽ có lúc vợ hoặc con
anh sinh bệnh tật. Lúc đó anh làm thế nào? Trời ơi, khổ quá! Ai sẽ chăm
sóc anh, nấu nướng cho anh ăn? Cần phải mời bác sĩ, phải mua thuốc
men… Mất tiền cả đấy chứ có chơi đâu. Thế còn ai sẽ mổ cho nó?
— Mổ cho ai ạ?
— Cho cháu nhỏ…
— Làm sao lại phải mổ ạ? Đâu có chuyện mổ xẻ gì ở đây đâu ạ?
— Lúc này thì không nhưng ngộ nhỡ nếu cần thiết thì sao?
Ba tôi đã cố gồng mình giữ được khá lâu. Nhưng đến lúc ông chủ bắt
đầu khóc sướt mướt thì ba tôi cũng phải mủi lòng:
— Trời ơi, xin đừng khóc nữa, ông chủ đừng khóc nữa ạ. Dù sao chúng
tôi cũng sẽ có cách giải quyết mà.
Rồi quên ngay việc mình đến đó làm gì, ba tôi cũng khóc theo như mưa
như gió…
Mỗi lần kể chuyện đó ba tôi đều thắc mắc
— Không biết tôi đã nói gì với ông chủ. Tôi đã ráng hết sức giữ cho khỏi
mềm lòng, thế mà khi ông ta bắt đầu khóc thì tôi cũng không giữ được nữa,
lúc đó hình như tôi mất hết cả trí khôn. Ông chủ vừa khóc vừa kể lể một câu
chuyện gì đó với giọng mùi mẫn đến nỗi tôi cũng ngồi khóc với ông ta…
khá lâu sau đó ông chủ tiễn tôi ra về mà tôi vẫn chẳng đề nghị được gì.
Đấy, thế rồi ba tôi ra khỏi phòng ông ta mà vẫn chưa thôi khóc, còn đầu
óc đâu nghĩ đến chuyện đòi tăng lương.
Chính vì những câu chuyện trên mà tôi cả quyết với bạn rằng khi nghe
một số giọng nói, ta không kìm được nước mắt đâu, Zeynep ạ. Nếu ông nhà
báo nổi tiếng kia đến trường bạn và cũng lại nói những chuyện như bữa