MỌI ÔNG BỐ ĐỀU ĐÃ TỪNG XẾP THỨ NHẤT - Trang 121

ý tứ không rõ ràng rành mạch gì cả. Một câu của ông ấy bắt đầu bằng thì
hiện tại của động từ, tiếp tục bằng quá khứ và kết thúc ở tương lai…

[7]

. Đại

khái ông nói thế này:

— Vâng, không thể được, thưa ngài. Nếu là tiếng Pháp hay tiếng Anh thì

đã đi một nhẽ. Lúc ấy tôi đồng ý là ngài cho điểm thấp tức là cháu nó dốt.
Có thể như vậy là công bằng. Nhưng ngài lại cho nó điểm kém chính ở môn
tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Không được! Thế không công bằng một chút nào cả!…
Nếu con tôi là người nước khác vì nó không biết tiếng Thổ, tất nhiên nó
phải được điểm kém. Đằng này cháu nó là con tôi, có nghĩa là một đứa trẻ
Thổ Nhĩ Kỳ, biết tiếng Thổ. Sao nó lại bị điểm kém?… Tiếng mẹ đẻ của nó
là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ kia mà. Tôi không bảo ngài phải cho nó điểm thật tốt
hay giỏi… Nhưng mỗi đứa trẻ Thổ Nhĩ Kỳ, ít nhất cũng phải được điểm
khá ở môn tiếng Thổ chứ… ít nhất cháu nó phải được điểm tốt mới công
bằng.

Thầy giáo dạy lớp con ông ấy nói:
— Xin lỗi, tôi chưa hiểu rõ ông lắm. Ông, ông muốn nói rằng vì cháu là

một đứa trẻ Thổ Nhĩ Kỳ và vì tiếng mẹ đẻ của nó là tiếng Thổ nên phải cho
nó ít nhất là điểm khá phải không ạ?

— Vâng, đúng, đúng ạ. Đó là điều tôi muốn trình bày với quý vị… Tất

cả mọi người hiểu con tôi nói thì thầy giáo cũng phải hiểu chứ!

— Vậy ông hiểu ý con ông?
— Tất nhiên…
— Thế con ông có hiểu ý ông muốn nói không?
— Nó cần phải hiểu…
Hội trường ầm ĩ cả lên vì có mấy người cũng tham gia tranh luận với

ông bố kỳ cục ấy. Cuối cùng thầy hiệu trưởng phải xen vào mới làm ông ấy
tạm yên.

Một ông bố khác xin phát biểu ý kiến. Ông này kể là con ông hỏi nhiều

vấn đề trong chương trình học của nó và ông không trả lời được. Cuối cùng
ông chất vấn chủ tọa:

— Tại sao tôi không biết? Các vị hãy giải thích cho tôi rõ xem nào. Tại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.