sao tôi không biết những cái gì đó?
Đầu tiên mọi người ngớ ra, không hiểu sao ông ta lại nổi cáu lên như thế.
Khi ông ta tiếp tục hỏi: “Sao người ta lại dạy con tôi nhiều kiến thức mà tôi
không biết thế?”. Lúc đó mọi người mới hiểu là ông ta kêu ca chương trình
học của trường phổ thông quá nặng.
— Tôi đã tốt nghiệp trung học, ấy thế mà tôi lại không trả lời được các
câu hỏi trong chương trình sơ cấp. Như thế các cháu nhỏ của chúng ta làm
sao mà chịu nổi chương trình học tập nặng nề như vậy?
Ý kiến của một bà mẹ trả lời ngay thắc mắc cho ông đó. Bà này ngược
lại cho rằng chương trình học tập của học sinh quá ít, người ta dạy cho các
em quá ít kiến thức.
— Cái gì tôi hỏi con tôi cũng không biết. Ví dụ hôm trước đi ăn ở nhà
hàng, con gái tôi nhìn thấy một ông dùng tăm để xỉa răng, nó liền hỏi tôi:
“Ông ấy làm gì thế hả mẹ? Ông ta cầm cái gì thế?”. Thế đấy các vị ạ, nó
không biết cái tăm là gì và để làm gì. Tôi nghĩ rằng, đáng lẽ nhà trường phải
dạy cho một học sinh lớp bốn biết về cái tăm chứ.
Thầy hiệu trưởng phải đứng lên giải thích rằng chương trình học tập là
thống nhất trong cả nước và do Bộ Giáo dục soạn thảo, nhà trường không
có quyền thay đổi. Nhưng bà mẹ có con là học sinh lớp bốn vẫn không chịu.
— Chúng ta ỷ lại quá nhiều vào Nhà nước… Tôi nghĩ rằng chuyện cần
dạy cho con cái chúng ta biết cái tăm là cái gì chẳng cần đến Bộ Giáo đục
phải quyết định.
Nhiều lúc tôi đã có ý nghĩ là trong hội trường, người ta đùa cợt nhiều
hơn là bàn bạc nghiêm chỉnh. Nhưng bạn cứ nhìn mặt các đại biểu mà xem,
chẳng ai có vẻ gì là muốn đùa cợt cả.
Lớp tôi có một bạn tên là Murat, tính tình rất kỳ cục. Mỗi lần thầy gọi:
“Em đứng lên!” là y như rằng nó phải hỏi lại:
— Ai ạ?
— Em!
— Thưa thầy, em ấy ạ?
— Phải, em. Tôi nói với em.
— Với em ấy ạ?