— Ồ, còn phải nói. Ngon tuyệt, thưa bà!
Khi đó, em tôi không chịu để mọi người quên nó:
— Mẹ, con bị vướng cái gì trong cổ ấy mẹ ạ
Mẹ tôi phải một tay vỗ lưng, tay kia cho nó uống nước để miếng thức ăn
đang hóc trôi xuống cổ nó. Ba tôi ngứa mắt vì tôi cầm dao tay trái, cố gắng
dạy tôi cách cầm dao tay phải. Tôi cũng chú ý làm theo ba, nhưng vẫn lóng
ngóng không sao sử dụng con dao cho thuần thục được… Ba tôi thấy cần
phải làm mẫu cho tôi thấy rõ hơn, nhưng con dao của ba ấn mạnh vào khúc
xương mà ba định róc thịt đến nỗi nó bay vèo ra khỏi đĩa và rơi giữa đĩa
cam gần ông khách, làm ông này bị một mẻ sợ…
Như vậy tôi là người ít bị hỏi nhất trong bữa cơm ngày hôm đó. Tuy
nhiều thức ăn ngon lành, song vì không thoải mái nên tôi chẳng mấy thú vị
gì. Khi bữa ăn kết thúc, mọi người đứng đậy, tôi thở phào thoát nạn!
Đến khi uống cà-phê, chắc ông khách nghĩ cần quan tâm đến tôi nên ông
hỏi:
— Cháu học lớp mấy rồi, hả cậu bé?
— Kính thưa, cháu học lớp Năm, thưa ông…
Tôi chú ý nhìn xem ba mẹ có vừa ý với cách trả lời khách của tôi không.
Hai người có vẻ thỏa mãn với câu trả lời trịnh trọng với đầy đủ “kính thưa”
của tôi…
— Cháu bao nhiêu tuổi?
— Kính thưa, cháu được 11 tuổi, thưa ông…
— Lớn lên cháu muốn làm gì?
— Kính thưa, cháu muốn làm nhà văn ạ, thưa ông…
— Hoan hô!…
Thế là xong, tôi im vì ông chủ không hỏi nữa. Mẹ tôi nói thầm gì đó, và
ra dấu về phía ông chủ. Tôi chẳng hiểu gì cả, vì chỉ thấy đôi môi mẹ mấp
máy. Mãi sau mới biết mẹ tôi bảo cám ơn ông chủ. Nhưng ông ấy đã quay
sang nói chuyện với ba tôi rồi. Đợi cho ông nói xong câu chuyện, tôi liền
thưa:
— Kính thưa, cháu cám ơn ông, thưa ông…
Không hiểu ý nghĩa của câu cám ơn muộn màng của tôi, ông chủ ngây ra