MỌI ÔNG BỐ ĐỀU ĐÃ TỪNG XẾP THỨ NHẤT - Trang 39

“Hồi chiến tranh có một đứa bé con nhà nghèo trạc tuổi bọn mình đã

tham gia du kích. Một hôm nó nhận nhiệm vụ canh gác, theo dõi tình hình
địch. Nó trèo lên một cây cao giữa cánh đồng để quan sát sự di chuyển quân
của địch. Thấy giặc vào làng, em chạy về báo cho chỉ huy du kích, đến giữa
đường thì trúng đạn. Mặc dù bị thương nặng, em vẫn gắng về được sở chỉ
huy báo cáo tin quan trọng cho quân ta. Em tắt thở trên tay những đồng đội
lớn tuổi…”.

Vừa kể xong thầy vội vàng chỉ tôi:
— Nào Acmét, hãy cho cả lớp biết chúng ta học được gì qua câu chuyện

này?

— Nhưng thưa thầy, sự việc có xảy ra như trong chuyện không ạ? Hay

đó chỉ là câu chuyện sáng tác để chúng em phải rút ra bài học về sự hy sinh,
dũng cảm của một gương sáng thiếu nhi ạ?

Thầy giáo tôi bị một cú bất ngờ, ông không ngờ tôi lại hỏi như vậy. Một

lát sau ông hỏi tiếp:

— Em bảo sao? Thật hay không thật có gì quan trọng?
— Thưa thầy một câu chuyện thật rất khó có thể xảy ra như vậy được ạ.
— Tại sao em nói thế?
— Em không hiểu tại sao việc theo dõi địch là việc quan trọng, người

lớn không làm lại để đứa trẻ 10-11 tuổi làm. Và chẳng hiểu sao lại đặt trạm
quan sát ở giữa đồng trống để một đứa trẻ bị chết oan uổng…

Thầy sốt ruột ngắt lời tôi:
— Tất nhiên, đây chỉ là một câu chuyện sáng tác thôi…
Sau đó thầy hỏi cả lớp:
— Các em cũng suy nghĩ như Acmét cả chứ?
— Không, không ạ?
Tất cả lớp kêu lên. Chengis đứng dậy dõng dạc nói:
— Chúng ta luôn luôn sẵn sàng xả thân vì tổ quốc, phải dũng cảm không

sợ hy sinh. Chuyện kể muốn nhắc nhở chúng ta như vậy.

Rồi nó quay nhìn tôi như nhìn một con quái vật.
Chỉ duy nhất có Demir đồng tình với tôi:
— Thưa thầy em cũng thấy như Acmét ạ!…

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.