một đoàn người cưỡi ngựa ồn ào và rực rỡ: các bà các cô thì mặc áo kiểu
Amadôn mầu đen và xanh lam, các bạn trai hộ tống thì mặc lễ phục pha
trộn giữa Tserkex với Nigiegôrôđ, đi đầu là chàng Grusnixki cùng công
tước tiểu thư Mêri.
Các bà, các cô đến tắm suối nhưng vẫn cứ sợ người Tserkex tấn công
giữa ban ngày; chắc chắn vì thế nên Grusnixki đeo ngoài lớp áo ca pốt lính
một thanh kiếm và đôi súng ngắn: với kiểu nai nịt oai phong lẫm liệt ấy
trông anh ta khá lố bịch. Một bụi cây cao che tôi khuất mắt họ, nhưng qua
kẽ lá tôi có thể nhìn thấy tất cả và qua nét mặt tôi đoán được họ đang nói
chuyện tâm tình. Cuối cùng họ tới quãng đường dốc; Grusnixki nắm dây
cương ngựa của cô tiểu thư và tôi đã nghe được đoạn cuối câu chuyện giữa
hai người:
- Và anh muốn suốt đời ở lại Kapka sao? - Công tước tiểu thư hỏi.
- Nước Nga đối với tôi là cái gì? - Anh ta đáp, - một đất nước mà ở đó có
hàng nghìn người, vì họ giàu hơn tôi nên nhìn tôi với con mắt khinh bỉ,
trong khi đó ở đây, - ở đây cái áo khoác lính dày cộp này đã không cản trở
tôi làm quen với tiểu thư.
- Trái lại kìa? - Công tước tiểu thư đỏ mặt nói.
Vẻ khoái trá hiện rõ trên mặt Grusnixki. Anh ta nói tiếp:
- Ở đây dưới làn đạn của tụi mọi rợ, đời tôi sẽ trôi qua một cách ồn ã,
mau lẹ và không mấy ai hay, và nếu như hàng năm Chúa ban cho tôi một
cái nhìn trong sáng của phụ nữ, một cái nhìn giống như...
Lúc ấy họ đã đến ngang chỗ tôi đứng; tôi giơ roi quất con ngựa một cái
và lao ra khỏi bụi cây...
- Mon Dieu, un Circassien!
- Cô tiểu thư thét lên khủng khiếp.
Để nàng hết nhầm, tôi khẽ nghiêng mình trả lời bằng tiếng Pháp:
- Ne craignez rien, madame. - je ne suis pas plus dangereux que votre
Nàng bối rối, nhưng vì sao? Vì nhầm lẫn của mình hay vì câu trả lời của
tôi đối với nàng có vẻ láo xược? Tôi mong lời phỏng đoán sau của tôi là