MỘT CÁCH ĐỂ CỦA CHO CON - Trang 12

1) GƯƠNG-PHONG-TỤC

Thiên-hạ mỗi nước có một phong-tục, mà trong nước

cũng mỗi nơi có mỗi phong-tục. Những nhời ca-dao này tức
là cái tinh thần hồn phách của thói tục trong nước hiện ra.
Hễ thói tục hay thời có câu ca-dao hay, thói tục dở thì có
câu ca-dao dở. Điều hơn nhẽ thiệt, kẻ dại người khôn,
không sự gì là không đủ. Cũng là một cái gương cho người
trong nước ta soi chung. Không cứ nhớn nhỏ giai gái, ai
cũng nên đem cái gương này mà soi vào mình, điều hay thì
nghĩ xem mình có được như thế không, điều dở thì xét xem
mình có phải như thế không. Hay khen hèn chê, nào ai có
búng miệng thiên-hạ. Tốt phô xấu đậy, chửa dễ mà che mắt
thế-gian. Nhời ông bà cổ sơ nói, chẳng điều bỏ đi ; thực là
một sự khuyên răn rứt thiết cho người ta, không phải là để
nghêu ngao cho đỡ buồn mà thôi.

Xưa kia ta chỉ học sách quốc-phong nước Tầu, thì chưa

ai chép đến sách này. Từ khi có lối học mới thì ta mới biết
cái thói tục của mình là sự cần hơn. Nên cũng đã một vài
người có chí, chép nhặt lấy mấy nhời qua ở các miền quê,
mà ghi làm quốc-phong của nước mình.

Những sách ấy chép có ba lối : một là chép theo lối

quốc-phong nước Tầu mà chia ra từng phủ từng huyện ; hai
là theo lời ca mà chia loài mục, như là mục cây cỏ, mục núi
sông ; ba là dịch nghĩa nhời ca làm câu thơ chữ nho, mỗi
câu bốn năm chữ, như lối thơ quốc-phong nước Tầu. Mỗi
sách mỗi lối cũng là có một ý kiến cả.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.