và một cậu nữa, lưu-lạc giang hồ, bấy lâu vắng vẻ tăm hơi
cả rồi, trong làng ít khi nói đến chuyện nữa.
Ông cậu Bế-Trang từ khi bỏ làng ra đi, lên đến Pha-Lê
vào ở với một nhà đúc đồng, cũng học được nghề, mỗi ngày
kiếm được 7, 8 quan, nhưng vì vợ con đông nên cũng hơi
quẫn bách một chút. Còn bà dì Mã-Ly đi ở vú, một thân một
mình thời được phong lưu hơn. Trong quãng mười năm, ăn
nhịn để dành, lưng vốn có đến 4000 quan, cô ta bèn kết
hôn với một bác hàng rượu, vốn liếng cũng được vài ba
nghìn quan. Hai vợ chồng bèn thuê ngay một cái nhà gần
chợ, chung vốn mở cửa hàng, cùng nhau ra sức tần-tảo.
Khách quen mỗi ngày một đông, buôn bán mỗi ngày một
thịnh vượng, cửa hàng mở thêm rộng mãi ra, sau thành một
tiệm to lưng vốn có đến 150 hay 200 nghìn quan.
Ba tháng trước khi Mã-Tư hỏi Sỹ-linh-Cô, anh ta cũng có
lên Pha Lê định đi xem giá ngựa bò, tình cờ thế nào gặp
ngay anh đồ-tể trong chợ đi ra, anh này biết tường tận lịch
sử tiệm to kia lắm. Anh Mã-Tư nói ở làng mình và các xóm
quanh đấy cũng có nhiều chủ chăn nuôi ngựa bò, để bán
làm thịt. Cũng thực tình, bác đồ-tể nói rằng bác Mã-Ly, chủ
tiệm kia, cũng người làng anh đấy, bây giờ buôn bán đã
giầu có lắm, chỉ hiềm vì chưa có chút con cái gì cả. Chuyện
trò qua loa xong, Mã-Tư cáo từ giở về làng, trong lòng suy
tính thiệt hơn. Mã-Ly giầu có, lại hiếm hoi, chắc là cháu gái
Sỹ-linh-Cô là kế-tự, sẽ có phần to vào đấy, chệch thế nào
được. Nếu ta lấy nàng, chắc là ta sẽ được nhiều điều ích lợi
về sau.