già, chân tay mỏi mệt, không thể kiếm ăn được nữa mà các
cháu còn bé dại, đương phải nheo nhóc, thế mà cũng chẳng
nhìn nhặn gì đến ư ?
Cứ thực tình ra, bà ta không phải là một người đàn-bà
độc ác hay là không có bụng tốt đâu. Đã nhiều lần đem giúp
đỡ cho các cháu rồi, nhưng tại ông anh hơi lạm dụng quá,
mà bà cũng nể không muốn nói ra, chứ cái cơ-nghiệp ấy
làm gì chẳng cho cháu được ít nhiều ư ? Rồi anh Mã-tư-Lâm
lại đâm vào, khéo tán tỉnh nịnh hót thế là xong…
Quang-âm vùn-vụt, thấm-thoát đã ngoại mười năm,
nhờ ơn bảo-mẫu săn sóc trông nom, cô Bạch-Tuyết trước
kia gầy mòn yếu ớt, dần dần nhớn lên khỏe mạnh, khuôn
giăng đầy đặn, tính nết đoan-trang, bà dì thấy thế lấy làm
yêu cô lắm.
Cô tuổi cũng đã lớn, bà dì bèn đem gửi cô vào học trong
trường các bà sơ dạy. Ngày qua tháng lại, đã được hai năm
thời bà dì mất.
Mã-tư-Lâm khéo lo liệu trước, nên khi bà dì yên giấc
ngủ nghìn năm, trong tờ di-chúc biên lại có bao nhiêu của
cải đều để lại cho cháu gái bà tên gọi Sỹ-linh-Cô, vợ Mã-tư-
Lâm. Ông anh Bế-Trang, và các con cái lại buồn rầu hơn
nữa, trước kia tưởng rằng thế nào chả được ít nhiều vào
đấy, chợt nghe thấy vậy, như sét đánh ngang tai. Rõ ràng
sự đã quả-nhiên, biết làm thế nào được nữa, dẫu có muốn
cãi rằng di-chúc ấy làm không được hợp lệ thời đã có tên ký
của ông lục-sự và hai người làm chứng đấy, có phải việc
mập mờ ở đâu mà kiện được. Ông Bế-Trang thôi chịu