quí-phi đứng tựa bao-lơn, ngâm đi ngâm lại ba bài thơ
« thanh bình điệu » lấy làm hay lắm.
Cao-Lực-Sĩ thừa cơ tâu rằng :
- Muôn tâu nương-nương, chúng tôi thoạt nghe mấy bài
thơ đó, tưởng chừng nương-nương thế nào cũng tức giận,
sao lại khen ngợi làm vậy ?
Quí-phi nói :
- Có điều gì mà tức giận ?
- Muôn tâu, trong bài thơ thứ hai có câu « Phấn son phi
yến họa chăng gần ». Phi-yến là Hoàng-hậu Vua Hán
Thành-đế, được Vua thương yêu vô cùng. Phi-Yến tư thông
với một chàng tên là Yên-Xích-Phượng, Vua Thành-đế vào
cung bắt được Xích-Phượng ở sau vách, giết đi. Nay Lý-Bạch
đem Phi-Yến sánh với nương-nương, là có ý xỏ xiên, xin
nương-nương thử nghĩ kỹ mà xem.
Quí-phi bấy giờ cũng đang tư thông với An-lộc-Sơn, thấy
Cao-lực-Sĩ nói câu ấy, chúng ngay vào tâm sự của mình, bởi
thế sinh ra ghét Trích-tiên, thường thường nói mấy thiên-Tử
rằng : Lý-Bạch không có lễ phép làm tôi. Thiên-tử thấy Quí-
phi không ưa Trích-tiên, từ đó không chiệu vào hầu yến, vào
cung không cho ngủ trong điện nữa.
Trích-tiên biết là Cao-Lực-Sĩ gièm pha, bèn xin cáo về,
nhưng thiên-tử không cho về, Trích-tiên, từ đó lại càng rượu
chè phóng túng, cùng Hạ-tri-Chương, Lý-thích-Tri, Vương-
Liễu, Thôi-tôn-Tri, Tô-Tấn, Chương-Húc, Chiêu-Toại kết làm