MỘT CÁI CHẾT RẤT DỊU DÀNG - Trang 33

vẫn ngủ trong phòng Lionel khi anh ấy đi mổ, người ta vẫn thường làm thế
– À! Thế cũng được!”.

Lúc trở về, tôi lên cơn cảm sốt. Ở trong bệnh viện nóng bức ra, tôi bị

lạnh vì trời thu ẩm ướt; tôi đi ngủ, thuốc cảm làm đờ đẫn cả người. Tôi
không khóa máy điện thoại; má tôi có thể tắt nghỉ bất cứ lúc nào, như một
ngọn nến, như lời thầy thuốc nói, dì nó thấy chút gì báo động phải gọi tôi
ngay. Chuông kêu vào lúc bốn giờ sáng làm tôi bật dậy. “Phút cuối cùng
đây”. Tôi cầm lấy ống nghe, một tiếng nói lạ: lầm số. Tôi chỉ ngủ lại lúc
tang tảng sáng. Tám rưỡi: chuông lại kêu; tôi lại vội vàng cầm máy: không
có gì quan trọng. Tôi ghét cái máy màu linh cữu này: “Cụ nhà bệnh ung
thư. – Cụ nhà không qua khỏi đêm nay”. Một ngày kia nó sẽ rền rĩ bên tai
tôi: “Tắt nghỉ rồi.”

Tôi đi qua vườn, vào phòng lớn. Tưởng như trong một phi cảng: bàn

thấp, ghế tân thời, người ta hôn nhau, chào hỏi hay từ giã, người khác ngồi
đợi, va-li, đồ xách tay, hoa trong bình, bó hoa bọc giấy bóng như để đón
người sắp đến... Nhưng trên các khuôn mặt, qua tiếng thì thào, người ta
cảm thấy có cái gì mờ ám. Thỉnh thoảng từ cửa trong cùng hiện ra một
người mặc toàn đồ trắng, có vết máu ở giày. Tôi lên một tầng gác. Bên trái
là một hàng hiên dài với các phòng, phòng các cô khán hộ, phòng giấy. Bên
phải, là căn tiền phòng vuông vắn, trong kê một cái ghế dài và một cái bàn
giấy trên để một máy điện thoại trắng. Một bên trông ra phòng đợi, bên kia
trông sang phòng 114. “Xin miễn vào thăm”. Sau cửa, tôi thấy một khúc
ống cao su, bên trái là phòng rửa mặt với bồn tắm, bông gòn, bình; bên phải
là ngăn xếp đồ dùng của má tôi; trên bướm treo cái áo đỏ mặc trong nhà
đầy bụi. “Má không muốn trông thấy cái áo trong nhà ấy nữa”. Tôi đẩy
cánh cửa thứ hai. Trước đây, tôi đi qua chỗ này mà không trông thấy gì cả.
Bây giờ tôi biết rằng những đồ vật ấy sẽ mãi mãi chiếm chỗ trong đời tôi.

Má tôi nói: “Má thấy dễ chịu lắm”. Bà còn nói thêm, ra vẻ hí hởn:

“Hôm qua, thầy thuốc nói chuyện với nhau, má nghe được họ bảo: Thật là
kỳ lạ!”. Câu ấy làm má tôi khoan khoái: bà thường nhắc đến một cách cẩn
trọng, như một câu thần chú phù hộ cho bà chóng khỏi. Tuy nhiên má tôi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.