còn yếu lắm, điều cần thiết hơn cả là tránh cái gì làm mệt đến người. Má tôi
mơ màng được nuôi dưỡng bằng cách tiếp huyết tương suốt đời: “Từ rày
má sẽ không ăn nữa – Sao vậy! Má xưa nay vẫn hay ăn lắm mà. – Không
tao sẽ không ăn nữa”. Cô Leblon lấy một cái lược và một cái bàn chải để
chải đầu cho má tôi, bà ra lệnh một cách hách dịch: “Cô cắt tóc đi cho tôi”.
Chúng tôi phản đối. “Các người làm tôi mệt: cứ cắt di”. Má tôi chú trọng
đến điều ấy một cách bướng bỉnh quái dị; hình như bà muốn hy sinh như
thế để cầu lấy sự yên ổn từ đây. Cô Leblon từ tốn tháo bím tóc và gỡ mối
tóc rối; cô bện tóc lại, gài kim và quấn lên đầu, sắc diện má tôi thư thái trở
lại đôn hậu lạ lùng. Tôi nghĩ đến một bức họa của Léonard de Vinci vẽ một
bà cụ rất đẹp: “Coi má đẹp như một bức tranh của Léonard de Vinci”. Má
tôi mỉm cười: “Ngày trước má không đến nỗi xấu”. Giọng hơi bí hiểm, má
tôi tâm sự với người gác: “Trước kia, tóc tôi rất đẹp, tôi quấn lên trên đầu”.
Rồi bà nói đến mình: bà đã thi được bằng thủ thư thế nào, tính bà yêu quý
sách thế nào. Cô Leblon trả lời bà trong khi chế một bình huyết tương; cô
cho tôi biết bình nước trong ấy cũng có gờ-luy-cô và muối kim khí. Tôi
nói: “Một thứ cốc-tay thực sự.”
Suốt ngày hôm ấy chúng tôi làm cho mẹ rối rít vì dự định tương lai.
Mẹ tôi nhắm mắt nằm nghe. Hai vợ chồng dì nó vừa mua được một cái ấp
cũ kỹ ở Alsace và sắp chỉnh trang để ở. Má tôi sẽ ở một căn phòng lớn biệt
tịch để dưỡng sức cho thật khỏe. “Nhưng má ở lâu sợ phiền cho Lionel? –
Không hề gì má ạ – Phải, ở đấy tao không làm phiền ai. Ở Sharrachbergen
chật chội, cũng có phiền hà thật”. Chúng tôi nói đến Meyrignac. Má tôi
thấy lại kỷ niệm lúc còn là người vợ trẻ. Đã từ bao năm nay, má tôi khoan
khoái mà nói cho nghe những sự tu bổ. Má tôi rất yêu mến cô Jeanne, ba
đứa con gái lớn xinh đẹp tươi tắn và vui vẻ đều ở Ba-lê, chúng đến bệnh
viện luôn: “Má không có cháu gái, còn chúng nó không có bà”, má tôi giải
thích với cô Leblon như thế. “Thành ra tôi là bà của mấy cháu”. Khi má tôi
chợp ngủ, tôi mở một tờ nhật trình; má tôi mở mắt ra và hỏi: “Ở Sài Gòn có
chuyện gì thế?”. Tôi kể lại. Một lần, má tôi nói ra vẻ trách móc nhưng chỉ
để vui câu chuyện thôi: “Người ta đã đánh lừa tao để mổ tao.”, và khi bác sĩ