4
Đ
ến trưa, tôi gọi điện thoại, Poupette nghe tiếng nói rõ ràng bèn hỏi:
“Chị chưa đi à!”. Má tôi đã khá lắm rồi, ngày thứ năm cũng thế; ngày thứ
sáu đã nói chuyện với tôi, má tôi nức lòng vì tôi gọi điện thoại về từ xa. Má
tôi đọc sách một chút và chơi ô chữ. Thứ bảy tôi không gọi dây nói được.
Đến chủ nhật, lúc mười một rưỡi, tôi xin số điện thoại của Diato. Trong khi
tôi ở trong phòng đợi, người ta đưa cho một bức điện tín: “Má mệt lắm. Chị
có về được không?”. Francine bảo rằng Poupette ngủ ở bệnh viện. Một lát
sau Poupette ở đầu dây nói: “Một ngày khổ cùng cực, tôi không rời tay má,
má nói khẩn khoản: đừng để má chết. Má chỉ sợ không được thấy mặt
Simone. Bây giờ người ta cho uống thuốc ngủ, má đang ngủ”.
Tôi nhờ người gác cửa giữ chỗ máy bay ngày hôm sau cất cánh lúc
sáu giờ rưỡi. Đã ký hợp đồng rồi, Sartre khuyên tôi nên đợi một hai ngày:
không thể được. Tôi không cần phải trông thấy mặt má tôi trước khi má tôi
chết, nhưng tôi không thể để cho má tôi không thấy mặt tôi. Tại sao lại gán
một tầm quan trọng quá cho một thời khắc vì trong thời khắc làm gì có trí
nhớ? Cũng không có sự đền bù. Tôi chỉ hiểu riêng cho tôi, hiểu đến tận
xương tủy rằng người ta có thể đưa tuyệt đối vào trong những phút cuối
cùng của một người chết.
Ngày thứ hai, lúc một giờ rưỡi, tôi bước vào phòng một trăm mười
bốn. Biết tin tôi về, má tôi cho rằng tôi đã xếp đặt đúng như vậy. Má tôi gỡ
cặp kính đen và mỉm cười với tôi. Ảnh hưởng của thuốc chỉ thống làm má
tôi thư thái. Sắc diện đổi hẳn, nước da vàng ệch, một chỗ sưng phồng từ
mắt bên phải chạy xuống, dài theo sống mũi. Tuy nhiên, trên các bàn đều