MỘT CHỖ TRONG ĐỜI - Trang 11

rồi thốt lên: “Cháu còn nhớ hồi bố chở cháu đi học bằng xe đạp
không?” Ông có giọng nói giống cha tôi. Gần năm giờ, khách khứa ra
về. Chúng tôi dọn bàn mà không nói lời nào. Chồng tôi lại đi ngay
chuyến tàu tối hôm đó.

Tôi ở lại với mẹ thêm một vài ngày để tiến hành các thủ tục thông

thường sau đám tang. Khai tử trong sổ hộ tịch ở tòa thị chính, trả tiền
dịch vụ tang lễ, gửi lời cảm tạ. Làm danh thiếp mới, bà quả phụ A...
D... Một quãng thời gian trống trải, không suy tư. Nhiều lần, khi đi
trên phố tôi tự nhủ “mình đã trưởng thành” (mẹ tôi ngày xưa, “con gái
lớn rồi” vì tôi đã có kinh).

Chúng tôi gom hết quần áo của cha tôi lại để đem đi phân phát cho

những người nghèo. Trong chiếc áo vest ông vận hằng ngày, treo trong
kho, tôi tìm thấy ví của ông. Bên trong có một ít tiền, bằng lái xe còn
phần mép gấp của ví có một tấm ảnh nhét trong một mẩu báo cắt rời.
Tấm ảnh cũ, có rìa răng cưa, chụp một nhóm công nhân xếp thành ba
hàng, hướng về ống kính, tất cả đều đội mũ lưỡi trai. Tấm ảnh đứng
kiểu sách lịch sử dùng để “minh họa” cho một cuộc đình công hay
Mặt trận bình dân. Tôi nhận ra cha đứng ở hàng cuối cùng, vẻ trang
nghiêm, gần như lo lắng. Rất nhiều người cười tươi. Mẩu báo thì có
đăng kết quả, xếp từ cao xuống thấp của kỳ thi đầu vào trường Sư
phạm nữ dành cho các tú tài. Thứ nhì là tên tôi.

Mẹ tôi trở nên trầm lặng. Bà vẫn phục vụ khách như trước. Nhưng

hễ còn lại một mình là mặt bà thuỗn ra. Mỗi sáng sớm, trước khi mở
cửa hàng, bà có thói quen đi ra nghĩa trang.

* * *

Trên chuyến tàu về nhà, vào Chủ nhật, tôi cố dỗ dành con trai để nó

ngồi yên, những hành khách khoang hạng nhất không thích tiếng ồn và
lũ trẻ con hiếu động. Bất chợt, tôi hoảng hốt, “giờ đây mình đã thành
một mụ tư sản đích thực” và “thế là muộn mất rồi”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.