MỘT CHỖ TRONG ĐỜI - Trang 21

cửa reo, họ cùng bật dậy trong cửa hàng, liên tục hỏi “thêm gì nữa
không?” Họ thích thú, người ta gọi họ là ông chủ, bà chủ.

Nỗi ngờ vực xuất hiện cùng người phụ nữ đầu tiên thì thào nhỏ

giọng, khi hàng mua đã ở trong túi, rằng lúc này tôi hơi kẹt, thứ Bảy
tôi trả có được không. Tiếp theo là một phụ nữ khác rồi thêm một phụ
nữ khác nữa. Bán chịu hay trở lại nhà máy. Đối với họ bán chịu có vẻ
là giải pháp ít tồi tệ hơn.

Để đối phó với tình thế, nhất định là không được ham thích gì.

Không bao giờ có rượu khai vị hay là đồ hộp ngon ngoại trừ Chủ nhật.
Đành phải lạnh nhạt với các anh chị em mà trước đó họ đã thết đãi
linh đình để chứng tỏ ta đây có điều kiện. Nỗi lo sợ canh cánh ăn lạm
vào vốn.

Những ngày ấy, thường là vào mùa đông, tôi đi học về mệt lả, đói

khát. Trong nhà không điện đóm. Họ ở cả trong bếp, cha ngồi bên bàn,
nhìn ra ngoài cửa sổ, mẹ tôi đứng gần bếp ga. Bầu không khí im lặng
dày đặc chụp lên tôi. Thi thoảng, cha hay mẹ “phải bán đi thôi”. Tôi
chẳng cần giở bài tập ra làm nữa. Mọi người đi nơi khác rồi, tới siêu
thị Coop, Familistere, bất cứ đâu. Thế nên người khách hàng vô tình
đẩy cửa bước vào giống như một sự chế nhạo tột độ. Bị đối xử như
chó, người đó phải trả giá cho những người không tới. Thế giới đã bỏ
rơi chúng tôi.

Quán cà phê-tạp phẩm ở Vallée chẳng đem lại lời lãi nhiều hơn một

suất lương công nhân. Cha tôi phải đi làm cho một công trường xây
dựng phía hạ lưu sông Seine. Ông đi ủng cao lội xuống nước mà làm
việc. Người ta không cần phải biết bơi. Ban ngày mẹ tôi trông cửa
hàng một mình.

Nửa tiểu thương, nửa công nhân, hai chiều hướng cùng một lúc, thế

nên luôn đơn độc và đa nghi. Ông không gia nhập công đoàn. Ông sợ
Hội Chữ thập Lửa diễu hành ở L... còn cánh tả thì lấy hết vốn liếng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.