Có nhiều quán cà phê xung quanh quán của ông, nhưng trong tầm
bán kính rộng không có cửa hàng lương thực nào khác. Trung tâm đã
nằm trong đống đổ nát từ lâu, những cửa hàng tạp phẩm xinh xắn thời
tiền chiến tạm mở trong lán trại màu vàng. Không còn ai có thể làm
cho họ thiệt. (Thành ngữ này, cũng như nhiều thành ngữ khác, gắn với
tuổi thơ tôi, chính nhờ một nỗ lực suy ngẫm giờ đây tôi có thể tách
khỏi nó ý hăm dọa mà bấy giờ nó hàm chứa.) Dân khu phố, không
phải toàn công nhân như ở L..., mà gồm thợ thủ công, thợ ga, hay thợ
làm ở các xưởng quy mô trung bình, những người về hưu với “kinh tế
eo hẹp”. Khoảng cách giữa người với người rộng thêm. Những ngôi
nhà xây bằng đá cối có hàng rào sắt bao quanh nằm sát cạnh các khu
nhà trệt của năm hay sáu hộ gia đình có mảnh sân chung. Khắp nơi là
các khu vườn nhỏ trồng rau.
Quán cà phê với các khách quen, những người tới uống đều đặn
trước hoặc sau giờ làm việc nên có chỗ ngồi riêng, một đội thợ xây
công trường, vài khách hàng mà với điều kiện của họ có thể chọn một
quán sang hơn, một sĩ quan hải quân về hưu, một viên thanh tra an
sinh xã hội, tóm lại là những người không kiêu ngạo. Khách hàng tới
vào Chủ nhật thì khác, cả gia đình tới uống khai vị, xi rô lựu cho trẻ
con, vào khoảng mười một giờ. Buổi chiều, những người già từ khu
dưỡng đường được ra ngoài đến sáu giờ, vui vẻ và ồn ào cất lên khúc
tình ca. Thỉnh thoảng phải cho họ nằm nghỉ cho dã rượu ở khu nhà
bên trong sân, trên một tấm chăn, trước khi để họ về trình diện các xơ
với bộ dạng dễ coi. Quán cà phê Chủ nhật đối với họ như gia đình. Ý
thức của cha tôi về việc có một chức năng xã hội cần thiết, về việc tạo
ra một nơi vui chơi và tự do cho những người mà theo lời ông “họ
không phải lúc nào cũng như thế” mà không thể giải thích rõ ràng tại
sao họ lại trở thành như vậy. Nhưng đương nhiên đó là một “quán
rượu tồi” cho những ai chưa từng đặt chân tới. Rời khỏi xưởng may đồ
lót kế bên, các cô thợ trẻ tới để khao rượu nhau vào dịp sinh nhật, đám