MỘT CHỖ TRONG ĐỜI - Trang 31

Trước mặt những người cha tôi cho là quan trọng, ông có vẻ cứng

nhắc rụt rè, không bao giờ dám đặt câu hỏi. Tóm lại cư xử thông minh.
Thông minh ở chỗ nhận thức được sự thấp kém của chúng tôi và
không chịu thừa nhận điều đó bằng cách che giấu càng kỹ càng tốt.
Suốt cả buổi tối chúng tôi tự hỏi bà hiệu trưởng muốn ám chỉ gì qua
câu nói: “Để đóng vai này, con gái ông bà sẽ phải mặc bộ quần áo
chỉnh tề.”
Xấu hổ vì không biết những gì chúng tôi dĩ nhiên đã biết
nếu chúng tôi không phải là hạng người chúng tôi từng là, có nghĩa là
thấp kém.

Nỗi ám ảnh: “Người ta nghĩ gì về chúng tôi?” (hàng xóm, khách

hàng, tất cả mọi người).

Quy tắc: thường trực né tránh ánh mắt phê phán của người khác,

bằng cách tỏ ra lịch sự, không bộc lộ quan điểm, chú ý từng tí một đến
những tâm trạng bực bội có thể tác động đến bạn. Ông không nhìn rau
trong vườn của người chủ đang vun xới nó, trừ phi nhận được tín hiệu
mời mọc, nụ cười hay vài câu thăm hỏi. Không thăm viếng, thậm chí
là người nằm viện nếu không được mời. Không một câu hỏi thể hiện
sự tò mò, sự ham muốn đem lại lợi thế cho người đang đối thoại với
ta. Câu cấm kỵ: “Bác mua cái này bao nhiêu?”

Tôi hay nói “chúng tôi” bởi tôi đã nghĩ theo cách này suốt một thời

gian dài và tôi không biết là bao giờ thì mình sẽ bỏ được thói quen ấy.

* * *

Thổ ngữ là ngôn ngữ duy nhất của ông bà tôi.
Có những người đánh giá cao “vẻ đẹp của thổ ngữ” và tiếng Pháp

bình dân. Chẳng hạn như Proust đã say sưa ghi chép lại những lỗi mới
sai và các từ cổ của bà hầu Françoise. Chỉ cái đẹp lôi cuốn ông bởi đây
là người giúp việc của ông chứ không phải mẹ ông. Bản thân ông
không bao giờ cảm nhận những đoản ngữ này có thể thốt ra từ miệng
mình một cách bột phát.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.