MỘT CHỐN ĐỂ THƯƠNG - Trang 165

là lúc đó anh không được phép viết những điều mà anh muốn viết.

Đào Văn Lạt cười giả lả, đưa tay vồ lấy tay Joseph siết chặt đầy nhiệt

tình:

— Đại Úy nói đúng, hồi đó tôi còn trẻ nên hung hăng con bọ xít. Bây

giờ thì điều mà tôi mừng nhất là đã giúp được một người bạn cũ.

Joseph mỉm cười, anh lắc đầu trước sự gặp gỡ bất ngờ này.
— Vậy anh bỏ nghề viết báo từ hồi nào và anh nhập kháng chiến bao

lâu rồi?

Gương mặt của Đào Văn Lạt bỗng chùng lại nghiêm trọng:
— Tôi đã quyết tâm xả thân cho sự Tự Do của đất nước mình trong

đêm Trừ Tịch 1930, nhưng rồi tôi bị bắt trong một lần nổi dậy ở miền
Bắc này và bị đưa đi nhốt trong sà lim ở Côn Sơn. Việc này vẫn không
làm sao thay được tấm lòng của tôi đối với người Pháp, cho nên ngay
sau khi được tha, tôi lại nhập vào kháng chiến.

Đào Văn Lạt thở dài, nói tiếp:
— Thời gian qua rồi tôi thật vô cùng gian khổ. Bây giờ mặc dù Pháp

đã đầu hàng Nhật Bản, nhưng ngay từ buổi đầu, Đông Kinh vẫn để cho
Pháp ra tay hành hạ các phần tử quốc gia của chúng tôi. Pháp đã tàn sát
sáu ngàn đồng bào của chúng tôi trong các cuộc hành quân của chúng ở
trong Nam, nhiều làng mạc bị họ đốt sạch. Trong lúc Anh quốc và toàn
thể thế giới này cùng nhau tham gia vào công việc thống nhất, thì thực
dân Pháp ở đây tiếp tục dã tâm của họ, như họ đã từng làm hơn tám
mươi năm qua, và vì lẽ đó nên Việt Minh được thành lập vào năm 1941
để chống lại Nhật và Pháp.

Giữa lúc Đào Văn Lạt và Joseph đang trò chuyện thì người đàn ông

từng thường đến thăm Joseph vào mỗi buổi chiều, trên mình mặc chiếc
áo kaki sờn cũ, đầu đội chiếc nón cối, tay chống gậy tre, từ một ngách
đá bước ra, tiến về phía một bờ suối chảy ngang qua khu vực. Bên bờ
suối người đàn ông bắt đầu cởi bỏ áo. Đào Văn Lạt nhìn theo hướng
nhìn của Joseph.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.