— Người ta thường nói người Nghệ An chúng tôi chống đối đủ hết
mọi thứ.
— Vậy thì bây giờ anh cũng là người lãnh đạo của Việt Minh nữa
phải không?
Gương mặt của Đào Văn Lạt vụt trở nên nghiêm trang.
— Tôi có thể hãnh diện nói với Đại úy Sherman rằng hiện tại tôi là
một đồng chí thân cận của Hồ Chí Minh. Hồi xưa có lần tôi đã khờ
khạo nghĩ rằng tôi có thể biết nhiều hơn ông ấy về cung cách lãnh đạo
phong trào. Tôi nghĩ rằng, một khi người ta có được cái ý chí sắt đá và
có can đảm hy sinh hết cho lý tưởng thì việc gì cũng có thể thực hiện
được. Chính ông ấy là người đã cảnh cáo cho tôi biết rằng một người
lãnh đạo chính trị phải hiểu rõ lòng dân và phải biết rõ ước vọng của
họ, nhưng tôi đã không chịu nghe lời của ông ta.
Đào Văn Lạt ngưng nói, quay qua nhìn Joseph.
— Các diễn biến đã xảy ra trong quá khứ, chứng tỏ là tôi đã sai lầm
và ông ấy đúng. Tôi không bao giờ quên được bài học này, tôi đã học
hỏi được thêm nhiều. Thường thì chúng tôi cùng nhau đi thăm một vài
ngôi làng nghèo khó, ông ấy đích thân dừng lại tắm rửa cho một vài em
bé khi thấy bà mẹ quá bận bịu hoặc đích thân ông ta ôm phụ bà lão một
vài bó củi, ông ta thật sự quan tâm đến quần chúng, cho nên những
người ủng hộ ông ta gọi ông ấy là Bác Hồ. Dân chúng họ biết rõ là ông
ấy quả có lo lắng cho họ và xem họ như là những người cùng chung
một gia đình.
Joseph tò mò hỏi.
— Ông ấy năm nay được bao nhiêu tuổi rồi vậy? Thoạt tiên tôi cứ
ngỡ là ông ấy già lắm, nhưng bây giờ...
Đào Văn Lạt đáp với giọng đầy kính nể.
— Không, ông ấy chưa già lắm đâu. Ông ấy mới năm mươi bốn,
nhưng những lần bị tù tội bên Trung Hoa mới đây, người ta đã tra tấn
ông ấy không vừa, vì vậy nên bây giờ trông ông già đi trước tuổi. Năm
1941, ông vượt biên giới sang Trung Hoa để đề nghị với Tưởng Giới