chân vào những vùng cấm. Trong những trẻ hàng xóm hay chơi với Bé, có
một cậu không được lịch sự lắm, thấy Mực ta chẳng có vẻ gì để ý bèn “vui
chân” mon men ra gốc ổi cạnh nhà bếp. Nhưng lần nào cu cậu cũng bị giật
mình vì tiếng quát: “Gâu! Gâu! Đi đâu?”. Ngoảnh lại, đã thấy Mực kề ngay
sau lưng. Cu cậu chỉ còn cách đánh bài lỉnh. Với người quen thân thì chú
quẫy đuôi rối rít, rúc mõm vào quần áo khách, cọ mình vào chân khách, rồi
lon ton chạy trước dẫn đường tới tận bậc thềm. Mực lại có linh tính đặc
biệt. Chú sinh ra và lớn lên khi cha của Bé vẫn ở nơi xa.Mực chẳng được
biết dáng người, hơi hướng của ông chủ lớn luôn luôn vắng nhà đó. Vậy mà
cái lần ấy, Bé đang chơi trong sân bỗng thấy một chú bộ đội, mũ đeo sao,
giày da, một cái ba-lô con cóc to sù sau lưng, từ ngoài ngõ đi thẳng vào. Bé
vừa “cháu chào chú ạ” thì Mực đã kêu “hực” một tiếng phóng từ trên thềm
nhà xuống. Chú chững lại mấy giây rồi vẫy đuôi, ban đầu còn vẫy một cách
dè chừng, sau vẫy cuống lên, chạy phởn quanh người lạ, miệng ư ử khe khẽ
có vẻ mừng rỡ. Thì ra người lạ là cha của Bé được về phép. Ông nội nói:
“Con Mực nhà ta thì nuôi cho đến già, chết đem chôn tử tế, không bán
hoặc cho ai cả .”
Mực còn được cả nhà quí vì thành tích sau đây: Đận ấy, bố bị thương
phải nằm viện nơi xa. Cả nhà muốn đi thăm nhưng vướng chuyện trông
nhà. Ông nội quyết định: “Đồ đạc quí thì gửi đi. Giao nhà cho con Mực.
Nhờ bà con, láng giềng thỉnh thoảng ngó qua”. Suốt nhiều ngày, Mực một
mình canh giữ một cơ ngơi. Đến bữa, chú sang nhà hàng xóm đã được gửi
gắm trước. Ăn xong, chú trở về ngay. Ban đêm, chú năng đi tuần còn hơn
cả khi có chủ ở nhà. Mọi người tấm tắc: “Hiếm có con chó nào tốt nết như
thế!”.