MỘT CƠN GIÓ BỤI - Trang 11

để tôi vào Sài gòn hỏi ý kiến tư lệnh bộ trong ấy, lệnh trên định thế nào, tôi
sẽ nói cho các ông biết".

Chúng tôi đợi ở khách sạn đến gần ba tuần lễ, viên thiếu tá mới trở về và

đến nói cho chúng tôi biết: "Tư lệnh bộ cho hay các ông đi đâu bây giờ
cũng không tiện, chỉ có ra Chiêu Nam Ðảo là yên ổn hơn cả. Các ông ra
đấy rồi ông Cường Ðể cũng sắp về đấy cùng các người khác nữa sẽ họp
nhau làm việc, rất là thuận tiện".

Chúng tôi nghĩ miễn là mình thoát ra khỏi cái cảnh eo hẹp này là được,

vậy có ra Chiêu Nam Ðảo cũng chả sao. Chúng tôi nhận đi.

Từ đó người Nhật tổ chức đưa chúng tôi vào Sài gòn rồi đưa ra Chiêu

Nam Ðảo. Lúc chúng tôi ở Hà Nội đi, có người giúp cho được 5.000 đồng
giao cho ông Dương giữ cả.

Chúng tôi đi xe lửa với một toán lính Nhật vào Sài gòn. Trước hết đến

nhà hiến binh Nhật mất 12 ngày, rồi sau ở nhà của hiệu Ðại Nam công ty 19
ngày. Ðến ngày mùng một tháng giêng năm 1944 mới xuống tàu thủy sang
Chiêu Nam Ðảo.

Sau khi chúng thôi vào Sài gòn được tám chín ngày, xem báo biết là cái

nhà khách sạn Nhật Bản chúng tôi ở trước, bị tàu bay Mỹ ném bom ngày
mồng 9 tháng 12 năm 1943, đúng vào giữa cái phòng chúng tôi ở. Ấy là
trong khi nguy nan vẫn có trời tựa, chứ nếu chậm lại độ mươi ngày thì cũng
đi đời rồi.

Kể chi những nỗi lo sợ ở dọc đường từ Hà Nội sang đến Chiêu Nam

Ðảo. Lúc ấy chúng tôi chỉ mong chóng đến nơi để tổ chức công việc làm
của mình. Người ta thường có cái tính lạ, là đang giữa lúc chiến tranh như
thế, mà vẫn tưởng tượng Chiêu Nam Ðảo như Singapour ngày trước, rồi dự
định sẽ mời hết thảy những chính khách lưu vong ở ngoài về đấy để cùng
nhau mà trù tính mọi việc. Ngờ đâu khi đến Chiêu Nam Ðảo rồi, mới biết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.