MỘT CƠN GIÓ BỤI - Trang 113

„Thế thì ông muốn thế nào?“

„Tôi muốn có sự thành thật rõ ràng rồi mới có thể làm việc được.“

„Bây giờ tôi vội về có việc, để sau ta sẽ nói chuyện.“

Từ đó rồi thôi, tôi không gặp người Pháp nào nữa, rồi thấy có những

người như ông Phan Văn Giáo, Trần Ðình Quế và những người khác, hoặc
ở nam hoặc ở trung, hay ở bắc, tấp nập đi lại Sài gòn-Hương Cảng-Sài gòn.

Ông Nguyễn Văn Sâm cũng sang Hương Cảng gặp ông Bảo Ðại, đến khi

trở về được mấy ngày thì bị ám sát. Ông vốn là người ôn hòa trầm tĩnh,
ngay chính và hết lòng lo việc nước. Nhưng vì ông quá tin người ta xui dục
làm việc vội vàng quá thành ra bị tai vạ, thật là đáng thương tiếc.

Qua đầu năm 1948 ở Nam Kỳ cộng hòa quốc, Lê Văn Hoạch phải từ

chức. Người Pháp đưa thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân về thay. Ông Xuân
nhận chức chủ tịch ít lâu rồi để Trần Văn Hữu lên thay và đứng ra lập Việt
Nam Trung Ương lâm thời chính phủ. Ðến ngày mùng 5 tháng sáu năm
1948 thì có hội nghị giữa ông Bollaert và ông Bảo Ðại ở vịnh Hạ Long,
chuẩn định sự hứa hẹn cho nước Việt Nam được thống nhất và độc lập ở
trong khối liên hiệp Pháp.

Xong cuộc hội nghị ở vịnh Hạ Long, ông Bảo Ðại về từ biệt Hương

Cảng, đi qua nước Anh chữa mắt, rồi về ở Thụy Sĩ. Ðến khi người Pháp
đem cựu hoàng hậu và các con sang Pháp thì về ở nhà riêng ở thành Cannes
gần Nice.

Khi thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân lên làm chủ tịch trung ương lâm thời

chính phủ, có viết thư mời tôi về làm cố vấn, nhưng vì tôi già yếu và lại có
bệnh tật, tự biết không làm được việc gì ích lợi cho thế cục, nên tôi từ chối.
Lúc ấy tôi đã ở Nam Vang được mấy tháng rồi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.