cũng tự hỏi rằng: nếu như thế này mãi, thì nhân dân sống
làm saỏ Vậy nên mọi người đều mong có sự thay đổi để
những người đứng đắn ra làm việc cho dân đỡ khổ. Song
trong cái hoàn cảnh ấy người đứng đắn ra làm việc sao
được. Ông Huỳnh Thúc Kháng làm Bộ trưởng bộ nội vụ
cũng phải khoanh tay ngồi nhìn, ông Bùi Bằng Ðoàn làm
thanh tra chính trị, sang Gia Lâm khám xét việc gì bị ủy ban
nhân dân bắt, chính phủ phải phái binh lính sang mới được
tha về. Thành thử lúc ấy ngoài những người cộng sản ra,
không ai làm gì được.
Một đàng dân ta oán Việt Minh, một đàng sau Hiệp ước
sơ bộ ký với chính phủ Việt Minh, quân Pháp vào đóng ở
Hải Phòng, Hà Nội, Nam Ðịnh v...v... cái thái độ của quân
Pháp lúc ấy, nhất là ở Hà Nội và Hải Phòng tung hoành bạo
ngược, rõ rệt là có ý khiêu khích, làm cho ai cũng uất ức tức
giận.
Ý người Pháp là muốn dần dần dùng vũ lực đàn áp Việt
Minh để lập lại chủ nghĩa thuộc địa như trước. Việt Minh
cũng biết rõ như thế, nhưng chỉ có hai con đường: một là
chịu lép một bề, để cho người Pháp điều khiển, như thế lại
trái với chủ nghĩa của họ mà dân chúng sẽ không ai theo
nữa, tất là rồi cũng đến chỗ tiêu diệt. Hai là tìm cách phòng
bị để chống với Pháp, trước là hợp với cái lòng ái quốc của
dân chúng, dù cái mục đích cốt yếu của họ không phải là vì
quốc gia, nhưng họ phải lợi dụng hai chữ quốc gia để chống
với quân địch mà đứng vào cái địa vị tranh đấu cho nền độc
lập nước nhà. Lẽ tất nhiên là họ phải đi vào con đường thứ
hai. Bởi vậy, việc điều đình cứ điều đình, việc chiến đấu cứ
tiến hành dự bị.