phải chạy năm sáu giờ mới hết địa hạt một huyện, và có nhiều làng rất trù
mật. Những làng bên Tàu không như bên ta có lũy tre bao bọc chung
quanh. Nhà cửa ở các làng làm thành dẫy ở hai bên đường như ở các thành
thị, chen chúc giáp mái nhau. Những nhà mái lợp ngói, tường xây bằng
gạch sống xếp chồng lên không có vôi hồ, rồi quét ngoài vôi trắng. Nhà
làm theo lối một cửa trước và một cửa sau, còn thì không có cửa sổ hay cửa
nào khác nữa, trông xa còn khá, nhưng đến gần thì thấy tiều tụy, vào trong
nhà lại thấy tối tăm và gà lợn ở lẫn với người, thật là bẩn thỉu.
Người Tàu thường ưa ở những cái buồng nhỏ hẹp, khi thấy cái buồng
nào rộng, thì họ lấy gỗ ngăn thành mấy phòng nhỏ để mấy người hay mấy
gia đình ở chứ không thích những buồng rộng rãi và khoáng đãng. Tôi gặp
những người đã sang ở bên ta, nói ta làm nhà để buồng là phí đất. Xem
cách làm nhà cửa và những nghệ thuật về đường trang sức của người Tàu
hình như nó phản chiếu cái hình tượng của nước Tàu. Nhà cửa hay miếu
mạo thường làm to lớn vững chắc, có nhiều buồng nhiều ngõ, và có những
kiểu trang sức rậm rạp.
Những người ở thôn quê thì làm ruộng làm vườn rất chăm chỉ. Ði qua
thấy ở chỗ đồng áng có người làm ruộng tát nước như ở bên ta, nhưng họ
không tát nước bằng gầu, mà chỉ tát bằng thứ guồng nhỏ đạp bằng chân.
Những người ấy trông có vẻ đói rách khổ sở. Ðó cũng có lẽ là vì sự chiến
tranh và nổi loạn trong mấy chục năm mà gây ra cái hoàn cảnh thê thảm ấy.
Những nơi thành thị lớn gần mé biển, như Thượng Hải hay Quảng châu,
thì sự sinh hoạt rất náo nhiệt nhưng xét kỹ ra thì còn kém về đường tổ chức.
Còn ở nội địa như ở Nam Kinh cũng có nhà máy điện song những đèn
không sáng hơn ngọn đèn dầu của ta ngày trước. Những cột đèn thì thường
làm bằng cây tre nhỏ, tưởng có gió to thì đổ hết cả. Dân ở đấy thì dùng
nước sông đầy bùn. Tôi còn nhớ ở khách sạn Nam Kinh, sáng dậy người ta
cho một chậu nước rửa mặt, để một lát thì bùn đọng ở đáy chậu một lớp
khá dầy. Trời nực ai muốn tắm mất độ 300 bạc quốc tệ, mà người ta chỉ cho