MỘT ĐỜI THƯƠNG THUYẾT - Trang 117

Mới nhìn vào dự án BOT thì bao giờ cũng thấy nó đẹp và nhất là thông

minh! Vì nhà nước không phải làm gì nhiều, chỉ có bổn phận cấp một số
giấy phép, và quá lắm thì chỉ có nhiệm vụ giải tỏa mặt bằng. Thực ra nghĩ
cho cùng, như thế cũng đúng với khả năng của các bộ ngành nhà nước, vì họ
khó lòng có khả năng dựng dự án, mướn tư vấn, gom tài trợ. Và cũng đúng
với khả năng của tư nhân. Tuy nhiên nếu nhìn kỹ hơn thì thể thức BOT có
rất nhiều khuyết điểm, bất trắc. Trong những chỗ yếu thì phải nói tới cái rủi
ro khổng lồ nhà nước dành cho tư nhân. Ông bỏ tiền, ông xây, ông chịu mọi
trách nhiệm, rồi nếu vận hành có lỗ cũng ông chịu đấy nhé! Ông chỉ nhớ là
sau 20 năm ông phải trả dự án lại cho nhà nước, thế thôi
. Cái đòi hỏi của
nhà nước hơi quá đáng, nhất là thông thường, nhà nước lại rất vội vàng,
không đợi được lâu: người ta xin 30 năm vận hành thì họ chỉ cho có 20 năm,
nhiều lắm là 25 năm. Khuyết điểm thứ hai là khi tư nhân phải gom tài trợ
cho dự án, họ chỉ nhận được những điều kiện cứng (lãi suất cao, thời hạn
hoàn nợ ngắn…) chứ không bao giờ được hưởng quy chế soft loan (tín dụng
mềm), chỉ dành cho các dự án của chính phủ (ODA chẳng hạn). Vì những lý
do đó, dự án sẽ đắt hơn dự định và tất nhiên mức khả thi kinh tế sẽ kém đi;
đây cũng lại là một lý do chính đáng để cho tư nhân được hưởng thời hạn
vận hành lâu hơn.

Nào đâu chuyện chỉ đơn giản có thế. Nhà nước lại còn không cho phép tư

nhân bán sản phẩm của dự án với bất cứ giá nào. Nếu là một đường xa lộ có
thu lệ phí, nhà nước không cho tư nhân lấy lệ phí quá một mức nhất định.
Nếu là một nhà máy sản xuất và phân phối nước lọc, nhà nước lại giới hạn
giá bán của một khối nước. Thử hỏi vậy thì tư nhân lấy lời từ đâu?

Tư nhân nào cũng vậy, tất nhiên họ chỉ tham gia vào dự án nếu có cơ hội

kiếm lời. Và lợi nhuận phải lên tới mức đủ cao để khuyến khích họ nhận lấy
tất cả rủi ro của dự án và vận hành trong suốt thời kỳ của hợp đồng. Tất cả
nghệ thuật nằm ở việc tìm thế thăng bằng cho quyền lợi của đôi bên, tư và
công. Ngày nay người ta còn đặt tên đặc trưng cho thể thức đó, gọi chung
chung là hợp tác công tư (public/private partnership hay PPP). Có rất nhiều
sách nói chi tiết về PPP, cũng như có rất nhiều website bình luận chi tiết về
công thức này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.