MỘT ĐỜI THƯƠNG THUYẾT - Trang 147

Trong ngắn hạn, nhân sự của công ty mới, từ ban lãnh đạo đến mỗi
nhân viên, đều phải nhận thức được nguyên lý của cuộc sáp nhập
và tự động viên cho một viễn cảnh mới, năng động hơn.
Văn hóa của công ty mới sẽ đầy đủ và thông thoáng hơn, phương
pháp báo cáo và đường dây quyết định thông suốt hơn. Trong
trường hợp sáp nhập với công ty ngoại còn có thêm việc phải định
nghĩa ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong công ty. Ngày nay
tiếng Anh thường được chọn. Đây là một điều không hay cho nhân
sự Việt Nam do trình độ ngoại ngữ còn kém.
Tôi mong bạn hiểu rõ điều này: nhân viên của bạn có thể rất giỏi
tiếng Anh thông thường, như thế cũng đáng làm bạn tự hào.
Nhưng làm việc bằng tiếng Anh còn phức tạp hơn trình độ TOEFL
rất nhiều! Nhân viên của bạn phải có khả năng tiếp xúc và làm
việc trực tiếp bằng Anh ngữ; viết báo cáo trong 10 phút; dự những
buổi họp dài 5 tiếng đồng hồ mà không thấy mệt và cũng không
mất chữ nào; khi có chuyện bất trắc thì biết khiển trách nhau một
cách tế nhị. Nhưng thế vẫn chưa phải chuyện khó nhất! Văn hóa
làm việc Anh và văn phong Anh chứa đựng óc pháp chế một cách
tự nhiên, trong khi tại nước Việt Nam mình chưa có đủ người đạt
trình độ này để điều hành nền kinh tế với ưu tiên là đối ngoại.
Một trang sử mới bắt đầu. Trang sử chỉ giữ lại tài sản của hai công
ty sáp nhập, nhưng triển khai một tinh thần mới, một chiến lược
mới, một tầm nhìn mới, một nếp sống mới. Quan trọng nhất là tất
cả các nhân viên của cả hai công ty mua và được mua phải nghĩ
mình là thành viên mới trong một công ty hoàn toàn mới. Họ phải
quên đi những thiên vị xưa, những quyền lợi ngầm, những ưu đãi
không được viết ra. Họ đều phải được coi trọng bình đẳng như là
công dân của một nước duy nhất mới thành lập vậy.

* * *

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.