Thế nhưng, cùng một lúc, bạn nhận định rằng đây vẫn là cơ hội hiếm. Nếu
để cho qua, một công ty khác có thể mua thay bạn và biết đâu sau đó, chính
công ty của bạn sẽ không giữ được vị trí hàng đầu trên thị trường nữa!
Cái xui ít khi tới một lần, vì “họa vô đơn chí” mà! Thêm một chuyện “bất
hạnh” cho bạn: Chủ tịch công ty bạn muốn mua lại là sáng lập viên cao tuổi,
luôn luôn chủ quan cho rằng công ty của mình còn quá đẹp. Ông này thuộc
một thế hệ quản trị viên lỗi thời, vô tình hay cố ý không chịu hiểu rằng mình
đang ở thế nguy. Tôi mạo muội ví thế hệ này như một phụ nữ 70 tuổi từng là
hoa khôi trường làng vào tuổi đôi mươi, nay vẫn nghĩ rằng sau ba đời chồng
mình còn sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Nhưng dù sao bạn vẫn phải
đưa ra những lý lẽ nào đó để nhất quyết mua công ty này bằng được. Điều
đó có nghĩa ngay từ đầu, bạn phải lấy cả lòng ông bạn già đang mơ tưởng
nữa. Mâu thuẫn thật, vì rõ ràng kẻ mua lại ở thế yếu! Đây là một nghịch lý
thường thấy trong những cuộc thương thuyết để mua hoặc sáp nhập công ty.
* * *
Bây giờ là lúc phải thương thuyết giá của công ty bị mua. Trên lý thuyết
có nhiều mô hình khoa học cho phép tính giá bán hay mua của một công ty
một cách rất đích xác. Và cũng có hàng chục nhà tư vấn hàng đầu thế giới
với kinh nghiệm dầy dặn về việc ước lượng giá trị của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, một chục nhà tư vấn với mô hình của họ sẽ cho nhiều kết quả
khác nhau khi đánh giá doanh nghiệp. Ngay đối với những doanh nghiệp có
mặt trên sàn chứng khoán là những trường hợp dễ tính giá trị nhất, vì chỉ cần
nhân số cổ phiếu với giá của cổ phiếu, cũng rất khó định một giá trị. Nói cho
cùng, tất cả những con tính đều chỉ là những con số trừu tượng khi cả hai
bên mua và bán đều chưa đồng ý.
Theo kinh nghiệm, chưa bao giờ tôi được thấy các công ty bằng lòng với
giá được tính bằng mô hình. Bạn ạ, sự thật là giá tùy thuộc vào hai điểm
hoàn toàn chủ quan, chứ không khách quan. Một là công ty mua thèm
thuồng mua đến đâu, hai là công ty bán ra giá mặc cả đến thế nào. Tôi viết ở