MỘT ĐỜI THƯƠNG THUYẾT - Trang 168

Vậy, ngược lại, khi bạn muốn nói hay OK, bạn có phải nói ngay

không?

Khi nói có, người Việt chúng ta hay thích vội vàng. Nó như một phản ứng

tự nhiên, giống như việc đưa đến một tin mừng. Nhưng có nhiều lý do
không nên làm như thế bạn ạ.

Khi nói , điều tất yếu là cuộc đàm phán còn tiếp tục. Mà hễ tiếp tục thì

vẫn…thương thuyết, vẫn phải đắn đo, cân nhắc, trao đổi. Khi chúng ta chịu
một điều khoản, một điều kiện, một thách thức gì đó, trước khi nói OK
chúng ta cũng phải đặt ngược điều kiện lại chứ, phải nỉ non chán trước khi
gật đầu chứ! Hãy đòi thêm, đòi thêm nữa, vội gì mà OK ngay?

Người ta thường khôi hài ghép chữ với chữ yes của tiếng Mỹ, và chữ

không với chữ niet của tiếng Nga! Người Nga thường lạnh lùng, nhất là khi
họ nói niet. Còn người Mỹ ít khi nói yes mà không ghép theo một số điều
kiện…

Vậy tại sao không bắt chước họ: Hãy nói niet một cách lạnh lùng như

người Nga, và nói yes một cách không kém lạnh lùng, nhưng với nét tươi
của người Mỹ!

Một lần nữa, tôi nhấn mạnh nơi bạn đọc rằng dù yes hay niet, quan trọng

là đưa cuộc thương thuyết đi theo lộ trình và tiến độ mong muốn. Bạn đừng
bao giờ núp sau những ngón tay của mình rồi tránh né khi nói không, hoặc
vội vã khi nói có. Cả hai thái độ đều có thể đưa tới bất lợi bạn ạ.

6. Hãy tỏ thái độ tích cực

Nếu bạn không tích cực thì có nghĩa bạn không muốn đi tới một thỏa

thuận nào. Dù đúng hay không đúng, đối tác nước ngoài sẽ hiểu như vậy
bạn ạ.

Tôi đã rất nhiều lần đàm phán với nhân viên chính phủ của nhiều nước, và

rõ ràng tôi có cảm tưởng cấp trên muốn đi tới thỏa thuận nhanh chóng với
chúng tôi. Nhưng cấp dưới cứ ngáp vắn ngáp dài trong các buổi họp, không
phát biểu gì mấy, và cũng không có câu trả lời nào đích đáng trước những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.