chính đáng muốn chia sẻ với những người tới để nghe, vậy có gì phải e
ngại? Cứ mạo muội, mạnh dạn, thậm chí hồn nhiên mà phát biểu!
Có thể nói thương thảo phải là thái độ tự nhiên của bất cứ ai vào thế kỷ
thứ 21 này. Thế giới đã phẳng, đã được toàn cầu hóa. Chưa bao giờ ngôn
ngữ của khắp nơi trên thế giới lại gần “ngôn ngữ chung” như thế, có lẽ do
tính cách vô biên giới của truyền thông, sự có mặt công khai của các mạng
xã hội, tính cách mạnh dạn của văn hóa ngày nay. Thời bây giờ, việc gì cũng
phải thương thảo vì ai ai cũng phải được hài lòng, không ai có thể gây áp lực
cho bất cứ ai, không ai sẽ chấp nhận bị ép buộc. Thế giới của dân chủ, thế
giới của bình đẳng là thế. Thế giới tiến thoái trên hàng triệu thỏa hiệp giữa
người với người, mỗi giờ mỗi phút.
Mỗi giờ mỗi phút, do đó chỉ toàn là thương thảo!
Để giúp cho bạn đọc hiểu thấu đáo nội dung của thương thảo, tôi xin đưa
ra sau đây những điểm chính để nhớ, và nhớ để giữ sự thoải mái cho chính
mình khi phải bàn luận với người mới gặp, hoặc phải trao đổi với người
chưa quen.
1. Thương thuyết trước hết là một cuộc đàm thoại
giữa người với người
Khi nói đến chuyện của người với người thì cái gì cũng phức tạp, thậm
chí ngay từ lúc gặp gỡ và đối mặt. Một ngàn người, một vạn vẻ. Có người dễ
tin hoặc có kẻ đa nghi; có người tích cực hơn người khác; có người hoạt bát,
lại có người ít nói; có người lời lẽ phong phú hoa mỹ, lại có kẻ không có khả
năng biểu hiện rõ được ý mình; có kẻ khắc nghiệt, cũng có bạn rộng rãi; có
kẻ dễ buông xuôi cũng như có bạn dai dẳng; có bạn trông thì lặng lẽ êm
đềm, nhưng biết đâu sự xúc cảm của họ cao; có người sâu sắc cũng như có
kẻ hời hợt… Đến khi những người khác nhau như trên ngồi vào bàn hội nghị
với lịch trình đàm luận đầy những điểm mâu thuẫn phải bàn cãi, thì cuộc
thương thảo dễ đưa tới những tình huống không thể đoán trước được. Nó
giống như một sự tương tác hóa học giữa những hóa chất chưa bao giờ được