như Sofitel, Mandarin, Shangri-La rất thích dự án của tôi và tỏ ý muốn gia
nhập. Chính phủ Pháp cũng chính thức xác nhận sẽ hỗ trợ cho dự án.
Tuy nhiên trong một chuyến đi Jakarta sau đó, tôi bỗng nhận thấy các
thành viên của dự án tỏ sự lạnh nhạt. Họ không đi họp nữa và chỉ thở dài.
Một ông còn nói với tôi là có nhiều dự án tốt hơn dự án này. Tôi rất ngạc
nhiên nghe những điều đó, vì đối với tôi, vào thời kỳ Nam Dương đang phát
triển phồn thịnh, tôi không thể tưởng tượng nổi làm sao có dự án nào tốt
hơn. Tôi tìm mãi lý do bỗng nhiên mọi người lại thay đổi thái độ nhanh
chóng như vậy.
Chẳng cần phải tìm lâu! Một hôm đang ở hồ bơi trong khách sạn, tôi được
nghe bàn bên cạnh nói với nhau: “Ông có biết thằng con lớn của Suharto sắp
xây khách sạn không? Ở Jalan Thamrin đó”. Ông Suharto là Tổng thống
Nam Dương, quyền thế vô hạn. Cả gia đình ông rất tích cực trong chuyện
kinh doanh; tài sản của họ khắp nước, nơi nào cũng có.
Lúc ấy tôi mới hiểu tại sao các thành viên trong dự án của tôi rút lui, vì
chỉ việc để tên của họ xuất hiện trong một dự án cạnh tranh với Gia Đình
Lớn thôi cũng đủ gây khó dễ cho họ sau này. Bạn ạ, tránh voi chả xấu mặt
nào! Thế là tôi lại thất bại, nhưng bài học cho tôi thấm thía: Luật kẻ mạnh
bao giờ cũng là luật tuyệt đối. Rút lui có mất mát gì đâu, một chút sĩ diện,
vài vé máy bay, hàng chục giờ đợi phi cơ ngoài phi trường, và một số đêm
thức trắng trong khách sạn vì lo âu! Món ngon luôn luôn để dành cho
Thượng Đế, bạn nhớ nhé! Đến thằng Bờm còn biết nữa là.
Sân bóng đá tại Maroc
Vào năm 1988, tôi dẫn đoàn đi thương thuyết một dự án nhà máy điện
chạy bằng than bên Maroc, nhưng tôi không tiện công khai tên dự án ở đây.
Bạn đọc sẽ hiểu tại sao.
Sau nhiều tháng đàm phán ròng rã, cuối cùng đội của tôi cũng thương
thuyết xong. Và sau khi được Vua Hassan II cho phép ký hợp đồng, chúng
tôi hồ hởi khôn xiết. Tuy nhiên, vào buổi chiều trước hôm ký chính thức,