MỘT ĐỜI THƯƠNG THUYẾT - Trang 247

với con số không! Có ngờ đâu ngay việc làm của mình nhân viên nào cũng
làm được, thay thế được. Vậy thắc mắc làm chi khi đã hiểu ra chân lý?

Những năm sau đó, khi tôi đã trở thành một chuyên viên có giá trên thị

trường thì các ông ấy lại chơi những trò chơi ma giáo khác. Chẳng hạn thế
này. Cứ đến độ tháng 9 hoặc tháng 10, họ giao cho mình việc phải làm xong
trước Giáng Sinh. Và y như rằng việc khó quá đáng mình không làm xong,
nên vào mùa thương thuyết tăng lương các ông ấy lại dở trò chê bai đủ điều,
rồi rộng đường định đoạt hộ mình, không cho mình có được một ý kiến gì
trên việc tiến thân. Rốt cuộc trong nhiều năm, mình thấy nỗ lực tranh thủ để
tự bào chữa cũng vô ích, nên quyết chí làm reo cứ câm như hến, chỉ mở tai
nghe họ nhi nhô, rồi họ cũng vẫn bố thí cho mình một mức tăng lương khả
dĩ chấp nhận được! Còn chuyện chức tước thì bạn ạ, tôi đã học một bài học
đích đáng. Không bao giờ sếp ngay trên mình cho mình lên chức. Vì chuyện
dễ hiểu là mình lên thì họ ngồi đâu? Thêm vào đó, một sự thật phũ phàng là
trong bất cứ công ty nào, tập đoàn nào, chỉ có sếp trên cùng mới có quyền
thực sự cho ai lên chức. Có nghĩa nếu trong cuộc đời của bạn mà bạn chưa
bao giờ gặp sếp trên cùng, dù chỉ một lần, thì bạn không bao giờ nên trông
mong gì vào việc lên chức! Thương thuyết để lên lương đã không có, để lên
chức cũng không có nốt!

Thế nhưng thú thật cũng vẫn có kẻ được tăng lương cao hơn nhiều, làm

tôi hiếu kỳ muốn hiểu tại sao. Phần lớn những người này làm những việc
không ai thay thế được, do đó nếu họ từ chức thì khó lòng kiếm người khác,
và cuối cùng sẽ có hại cho công ty. Các ông sếp rất sợ những nhân vật này.
Họ cứ âm thầm, lặng lẽ làm việc trong văn phòng của họ. Khi người khác
hỏi họ giải quyết vấn đề này nọ bằng phương pháp gì, bằng ứng dụng gì, thì
họ không bao giờ khai. Đến đúng giờ, đúng hạn, họ nộp bài vở như học trò,
kết quả luôn luôn tốt. Không có gì phải trách móc họ, nhưng khó lòng bắt họ
giải bày bất cứ chi tiết nào để giúp cho đồng nghiệp hay sếp trên hiểu rõ việc
họ làm. Nếu sếp đòi hỏi quá đáng, họ sẽ phản ứng mạnh: “Anh trách em cái
gì chứ? Việc em làm tốt có đúng không anh?”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.