Khi hai bên đều muốn thành công, các đối tác từ cả hai bên sẽ phải biết rõ
tình hình và có ý niệm tương đồng với nhau về giá của dự án. Dù sao, khi
nói đến giá bán hay giá mua thì mới chỉ nói đến một phần của giá thật. Có
rất nhiều yếu tố giúp làm cho giá trông rẻ hay đắt hơn.
Ví dụ điều kiện thanh toán “công ty mua được phép trả tiền hàng trong
thời hạn 3 tháng sau khi giao hàng” là một điểm lợi cho phía mua, bất lợi
cho phía bán. Điều kiện này sẽ làm cho giá của hàng trông rẻ hơn! Ví dụ
khác là dự án được tài trợ với nguồn ODA. Với đặc ân này, những điều kiện
trả nợ thật “mềm” có khả năng làm cho giá của dự án cũng “mềm” đi. Còn
rất nhiều trường hợp khác có thể làm cho mặt thật của giá thay đổi, như khi
đồng bạc hạ giá, khi lạm phát cao, khi khí tượng không thuận lợi (ví dụ sóng
thần bên Nhật), khi có đình công dài hạn… Tất cả những dữ kiện đó đều có
ảnh hưởng đến giá biểu. Ai mà biết trước hợp đồng sẽ diễn biến ra sao trong
tương lai, nên phe nào chuẩn bị kỹ sẽ thoải mái hơn khi đàm phán, vì biết rõ
ngay từ trước các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng ra sao với tiến trình của dự
án.
Dù sao chăng nữa, đoàn đi thương thuyết phải được nội bộ công ty cho
biết độ co giãn của giá biểu, giá nào là giá chót. Trưởng đoàn phải biết rõ
quyền hạn của mình trong việc xác định giá để tránh phải gọi sếp mỗi khi
lúng túng, hay mỗi khi có một sự thay đổi dù nhỏ. Tại đây, tôi xin nhấn
mạnh rằng việc bàn thấu đáo với sếp trước khi đi đàm phán là một điều bắt
buộc. Nếu còn trực tiếp gặp mặt được nhau thì còn hiểu sâu được ý của
nhau, và sếp với người thừa hành sẽ có những phân tích chung, những lý
luận chung. Đến khi đoàn thương thuyết đã rời công ty rồi, mọi chuyện sẽ
phức tạp hơn nhiều. Vào đúng “khúc quanh tế nhị” mà gọi điện cho sếp ở
công ty, ông/ bà ấy cũng chẳng mấy khi lấy quyết định ngay được, vì làm
sao nhanh chóng đoán ra chính xác quang cảnh của hội nghị để cân nhắc và
phán đoán cho đúng!
Thông tin/liên lạc nội bộ trong phái đoàn và với công ty mẹ là
một đề tài không kém quan trọng
Thông tin gồm nhiều mảng: