máy không đem lại hiệu năng như mong đợi, nào là turbin bị vỡ nẻ, hoặc có
tài liệu chứng minh đối thủ không nắm vững một công nghệ mới, vẫn gây ra
nhiều vấn đề nan giải mặc dù công nghệ đã được sáng chế từ nhiều năm.
Những tài liệu này giống như chất nổ. Tác hại của nó ghê gớm, bởi vì một
khi đã đưa tài liệu ra công khai thì không tài nào công ty có lỗi còn chút hy
vọng lấy dự án.
Thế nhưng việc sử dụng “mìn” không đơn giản chút nào do cả thế giới sẽ
biết ai “gài mìn”, khó giấu nổi. Bị lộ tẩy là một điều nhất thiết phải tránh, vì
dù khách hàng không mua từ đối thủ đã đành, nhưng họ sẽ càng hoảng sợ
khi nói chuyện với công ty nào có tư duy đả phá gây bất an. Thành thử bọn
ném “mìn” đôi khi còn bị hình phạt nặng hơn nữa, có thể dẫn tới việc bị bế
quan tỏa cảng lâu dài.
Không ai thực hiện việc ném “mìn” giỏi hơn trung gian. Những người này
thường chỉ cho khách hàng xem qua hồ sơ thôi chứ không bao giờ để lại dấu
vết, nhất là bản sao.
Chọn tư vấn thật kỹ lưỡng.
Trong những cuộc thương thuyết quan trọng, công ty đấu thầu thường
đem theo một số nhà tư vấn quan trọng. Ngân hàng và luật sư là hai nhân vật
không thể bỏ quên ở nhà được, vì mỗi dòng viết trong hợp đồng đều có giá
của nó trên dòng chi tiêu sau này của công ty. Mỗi lỗi lý luận về pháp lý đều
có thể mang nặng thêm rủi ro cho công ty.
Tuy nhiên, chọn ngân hàng nào, chọn luật sư nào là cả một nghệ thuật.
Những nhà tư vấn này thông thường không lấy lệ phí vào buổi ban đầu.
Tuy nhiên, khi cuộc thương thuyết kéo dài, tất nhiên họ bắt buộc phải lấy.
Chọn luật sư nổi tiếng chưa chắc đã thiết cần, mà sẽ rất tốn phí. Ngân hàng
cũng vậy, khi chỉ là những cuộc họp thông thường thì họ tháp tùng miễn phí.
Nhưng khi cuộc thương thuyết vào thời kỳ phải tính giá trị nội tại của dự án
chẳng hạn thì khó lòng họ làm việc miễn phí.
Thêm vào đó, bạn nên xem xét tỉ mỉ trong dĩ vãng xa gần, trên một dự án
nào khác, chính những nhà tư vấn này có lần nào cộng tác với đối phương