MỘT ĐỨA CON ĐÃ KHÔN NGOAN - Trang 18

Cả mợ lẫn Chỉ cùng cười. Rồi Chỉ nói:

— Nhưng con thấy tiếng ta nhiều khi thiếu từ để dùng.

Cậu lắc đầu:

— Con thấy thiếu chứ tiếng ta không thiếu. Nếu thiếu chăng, thì nó thiếu

ở những ý mới, vật mới xưa kia không có. Còn những ý cũ, vật cũ thì tiếng
ta vẫn đủ như thường. Xem ngay như về gia đình, ta có biết bao nhiêu tiếng:
kỵ, cụ, ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, chắt, chút, chú, bác, cậu, mợ, dì, cô,
thím, âu yếm, yêu, thân, hiếu, đễ, từ, và biết bao nhiêu tiếng nữa. Lại như
nói cách mang đồ đạc, ta có đội, gánh, xách, vác, cầm, khênh, ôm, cõng, bê,
tải, cắp, khuân, bế, mỗi tiếng một nghĩa riêng.

Nghe cậu nói một thôi một hồi, Chỉ phì cười. Cậu cũng cười:

— Thế mà tiếng Tây phải chắp vào một tiếng gốc. Vả lại tiếng ta nói rất

văn vẻ. Ví dụ hai tiếng cánh buồm, thì cậu tưởng văn chương đến thế là
bóng bẩy, nhưng ta thì để nói thường. Cậu dám đánh cuộc với các ông cử,
ông nghè tây dùng tiếng Pháp mà dịch nổi tiếng «lôi thôi» của ta đấy.

Mợ cười:

— Ừ, tiếng lôi thôi mà cắt nghĩa thì nó dài biết nhường nào! Cho nên

muốn giỏi tiếng nước ngoài hãy nên giỏi tiếng nước ta đã.

Cậu gật đầu:

— Bởi vì tiếng nước ta, ta phải trọng và phải yêu trước hết. Nhiều lần mợ

bảo con không nên nói tiếng Pháp xen vào tiếng ta là chí phải. Không gì ngô
nghê hơn là bức thư con vừa viết cho em Hà. Đầu tiên, cậu thấy chữ Hanoi,
cậu đã không bằng lòng rồi, phải viết Hà nội làm hai chữ, đánh dấu quốc
ngữ cho đúng. Bởi vì những cái ấy là của mình. Người ta viết lầm, đọc sai,
mình còn nên uốn nắn lại cho đúng, huống chi mình lại bắt chước sự sai lầm
của người ta.

Mợ tiếp:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.