MỘT ĐỨA CON ĐÃ KHÔN NGOAN - Trang 19

— Thật thế bây giờ tôi đọc sách, đọc báo thấy chữ Mỹ Thọ, Thủ đầu một,

Phủ Quốc, Phú lãng Thượng, Phủ Liễn, Chobo, Viétri, Núi Đèo mà tôi đâm
bực mình. Tôi ước gì người ta viết cho đúng để trẻ con đọc đỡ sai.

— Cứ gì trẻ con, cả người lớn nữa.

Nghe từng ấy tiếng, Chỉ hiểu đọc chữ Phú lãng thượng là người đọc lầm

chữ Phủ lạng thương, còn những chữ khác anh cho là mợ bẻ sai. Anh không
dám cãi, nhưng cũng không dám hỏi. Thì Cậu nói ngay:

— Con học sách Địa dư và Sử ký của ta do người Pháp làm, phải nên coi

chừng những chỗ viết sai, hoặc những chữ theo âm Pháp. Ví dụ trong Trung
kỳ có cái đảo nhiều rừng quế, người ta gọi là Hòn Quế, hòn tức là đảo, thì
trên địa đồ đề là Hone Koé, đảo Cái Bầu, trên địa đồ là đề Kébao; cũng như
xem sách người Pháp làm về phong tục xứ mình, mình phải biết chỗ nào là
đúng, chỗ nào là hỏng...

* * *

Tuần lễ ấy, cũng như mọi tuần lễ trước, Chỉ được nhất luận Pháp văn và

phải bét luận Quốc văn.

Nhưng khác mọi khi, Chỉ thấy xấu hổ về điểm kém của bài sau hơn là

sung sướng về điểm hơn của bài trước.

Những tiếng bạn khen là văn sỹ tây không làm anh vui vẻ và hãnh diện

nữa.

Anh đọc lại bài luận Quốc văn của anh, rồi mượn bài của Thấn được nhất.

Anh bật cười, thấy bài mình ngắn ngủi. Hai bài hơn kém nhau mười điểm,
chỉ vì một bài làm kỹ lưỡng, một bài làm dối dá. Chứ những câu bạn đặt
cũng rất thường, không chỗ nào cầu kỳ, không chỗ nào dùng chữ nho, hoặc
điển tích khó hiểu.

«Nếu vậy, muốn hơn điểm, có khó khăn gì.»

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.