4.
Những cuốn sách cổ được viết dưới dạng kinh.
Kinh (sutra) là từ Sanscrit, về mặt ngữ pháp là câu ngắn gồm những từ
gần như không có mối liên hệ với nhau. Đoạn văn gồm những từ gốc này có
thể gọi là văn bản bí mật. Trong các bản kinh người đánh dấu sử dụng các từ
ngữ như các biểu tượng.
Bởi vậy về mặt bản chất cuốn sách cổ ghi bằng từ ngữ Ấn Độ hoặc Iran so
với sách cổ ghi chép bằng kí hiệu của Trung Quốc, với sách viết trên giấy
cói Ai Cập bằng chữ tượng hình, hoăc chữ khắc trên đá Babilon, hay chữ gút
bằng dây (quipu) Peru hoặc Azték Mexiko không có gì khác nhau.
Tác dụng của phong cách này trong toàn bộ các cuốn sách thiêng, trên
giấy cói tử thư, trong Kinh Thánh Hê ber đều giống như trong các bản lưu
cổ Kabbla, và ngay cả trong các tác phẩm của Heracleitos, Pythagoras,
Hermes Trismegistos và phái Khắc kỉ cũng có thể nhận thấy.
Phong cách sutra xuất hiện khi truyền thống truyền khẩu vẫn còn, nhưng
các văn bản do người Thầy viết bằng các kí hiệu đă tiếp tục bảo lưu truyền
thống này. Về điều này có một câu chuyện kể rằng năm tám mươi tuổi Lão
Tử rời bỏ quê hương, nhưng ở biên giới, ngài đã viết lại toàn bộ kiến thức
của mình vào trong vài khổ thơ ngắn ngủi khi một viên quan trấn thủ yêu
cầu.
Nơi chưa từng tồn tại các kí hiệu, hoặc nơi mà đẳng cấp (kaszt) tinh thần
cao bắt buộc phải viết lại truyền thống, như trong rất nhiều trường hợp, ví dụ
ở người Kelta, ai dám viết về bất kì cái gì đều bị người Druida trừng phạt
bằng cái chết, ở đó theo thời gian, truyền thống cổ một phần bị mất, phần
khác hòa tan vào truyền thống mới.
Tại nơi truyền thống mới hòa lẫn một cách hài hòa với truyền thống cũ,
tại đó nhiều khả năng xuất hiện một tập hợp mới giống như các tầng địa
chất; đây là trường hợp của tác phẩm Tử thư Tây Tạng hoặc tác phẩm của
Hermes Trismegistos.
Việc giải nghĩa phong cách của sutra trong Kinh Dịch của Trung Quốc có
thể theo từng bước. Cái giờ đây là cuốn sách, trước kia, theo nguồn gốc là sự