thức, là đạo luật. Nó tiêu diệt một cách say sưa tất cả những gì đồng bóng,
ngất ngây, phi luật, đa dạng, sặc sỡ, - những nhà hát, những phiên chợ, tình
yêu, chiến tranh, - và là kẻ bằng chữ, bằng câu văn muốn điều khiển thế
gian. Đây là kẻ phàm tục (philister) quỷ sứ, có thể là nhà ngôn ngữ, người
thầy giáo, kẻ học trò, quan tòa, linh mục, thế nào cũng được. Và truyền bá
sự phàm tục quỷ sứ này: người giữ thư viện.
Như vậy điểm xuất phát là: Tất cả những kẻ giữ thư viện có một mối quan
hệ mạnh mẽ và sâu sắc với thế giới bên kia. Những kẻ tồn tại gần gũi vốâ
sách bắt buộc phải rơi vào sự sùng bái sách (bibliolatria) và biến thành kẻ
phàm tục quỷ sứ (demonikus philister). Đây là bước đầu tiên để hiểu cái hiện
tượng phàm tục quỷ sứ này, và từ đó hiểu quan hệ mạnh mẽ với thế giới bên
kia của Robert Burton.
3.
Thực ra Giải phẫu sự u sầu thực sự là một cuộc thám hiểm (catabasis) có
tầm vóc - hay nói cách khác: là cuộc thám hiểm thế giới ngầm, như Dante,
hoặc Odusseu hoặc Vergilius đã làm.
Xuống địa ngục, hay bằng một từ khác diễn tả cuộc phiêu lưu sang thế
giới của những người đã chết: descensus - bước sang thế giới bên kia - đều
xảy ra một cách bất ngờ trong nhiều cuộc khủng hoảng có tính chất quyết
định của con người, nhiều khi một cách vô thức.
Burton, về chuyến đi dưới địa ngục, và trong cuốn sách của mình viết về
cuộc hành trình này, ông không hề biết. Như cách thức nửa tỉnh nửa mê của
Dostoiepxki viết trong Bút kí dưới hầm, hay trong Những đêm trắng, hoặc
trong Tội ác và trừng phạt, nhà văn đã viết lại một cuộc thám hiểm mà họa
sĩ Bosch hay Kubin không hề biết, nhưng lại nhìn rất rõ sẽ rơi vào đâu:
Blake hay Swedenborg.
Kẻ nào mang mối tương quan với thế giới bên kia, chỉ một chút xíu thôi
cũng có thể rơi xuống địa ngục. Mặc dù trong ai cũng mang mối liên hệ này.
Nhưng điều đặc biệt nhất: không thể hình dung nổi một nền nghệ thuật, triết
học, hoặc những số phận lớn lại thiếu mối tương quan với thế giới bên kia.