hơi (hoặc sau một lần, tính luôn cho cả chế độ sắp tới), sử dụng những kì
công kĩ thuật sống khác nhau, dùng một vẻ ngoài đáng tin (thường để đánh
lừa) với hi vọng, sự gian dối này trường cửu. Thậm chí còn có thể giả vờ
đaụ khổ.
Nếu một kẻ tiến thủ về mặt xã hội và giàu lên về mặt kinh tế, lương tâm
của nó thường không yên ổn. Lương tâm là một nỗi ám ảnh đặc thù. Có thể
nói, lương tâm đối lập chính xác với thế gian. Lương tâm không thực dụng,
và đặc biệt không duy vật. Ngoài ra, lương tâm tuyệt đối không giấu giếm
tất cả những điều này.
Trong nó không có chủ nghĩa cơ hội, nó không là kẻ hợp lí, không hề là
một chính trị gia thực tiễn, đến mức không cả tính táo. Bản năng chiến thuật
của nó bằng không, nó không coi trọng sự giàu sang, đừng nói đến danh
vọng. Lương tâm không bao giờ thích nghi, không bắt được nó thích nghi,
và nếu con người thích nghi, lương tâm trong trường hợp này chính là mâu
thuẫn của họ.
Kẻ phục tùng không có lương tâm yên ổn. Đấy là điều chắc chắn. Lương
tâm cắn rứt trước tiên là việc riêng. Con người bắt buộc chứng minh mình
trước lương tâm. Bên cạnh sự thích nghi, con người cần đưa ra các lí lẽ, cần
bảo vệ bản thân trước lương tâm. Và nếu sự thích nghi vẫn tiếp tục, hành vi
biện chứng dùng để chống lại lương tâm sẽ trở nên sâu đậm, và con người
cần đến sự chống trả thường xuyên.
Ban đầu, cũng đủ nếu người ta dựa vào những lí do sinh tồn. Sau đó
người ta mang hoàn cảnh gia đình ra để biện bạch. Sau cùng con người bắt
đầu xây dựng (cái gọi là) thế giới quan. Trong nhiều trường hợp thế giới
quan này trở thành tôn giáo. Vậy là theo thứ tự, con người không chỉ nói
dối, mà còn phải chứng minh là nó đúng.
Đây không phải là: chứng loạn thần kinh của miếng ăn hằng ngày. Nếu
chỉ có thế chúng ta đã dễ dàng hiểu nhau. Người ta xây dựng các thế giới
quan không vì quyền lợi của sự thật, mà để chống lại một lương tâm cắn rứt.
Thế giới quan là căn nhà trí thức, trong đó con người giấu sự sợ hãi run rẩy
của nó.