Khoảng cách giữa lương tâm cắn rứt và đạo đức thẳng thừng không thể đo
được.
Lương tâm cắn rứt nằm trong sự chiếm hữu thế gian.
Đạo đức thẳng thừng nằm trong sự cô độc, trong trạng thái bị bỏ rơi vì sự
thật.
Có những người cảm thấy rất dễ chịu trong đạo đức thẳng thừng. Kẻ này
ngây ngất với niềm xúc động đứng ngoài sự hư hỏng và có quyền lên án.
Thật là chiến công đặc biệt khi con người nghiến răng. Tránh xa ra! Trở nên
nghèo khó và bị vùi dập! Không ai chịu đựng nổi thiếu những vết thương
sâu.
Đạo đức thẳng thừng là mảnh đất nuôi dưỡng sự nổi loạn và cách mạng.
Tất cả những kẻ nổi loạn và người cách mạng đều đứng trên nền tảng của
đạo đức, và đó là đạo đức thẳng thừng.
Sự phục tùng không là một hành động phạm tội, mà là một sự bê bối,
nhục nhã. Kẻ thích nghi không là kẻ độc ác, nhưng là kẻ bất lương. Bởi vậy
chỗ của nó không ra đứng trước tòa án, mà là việc đi kích động. Sự kích
động này là mầm mống của sự nổi loạn. Không ai tránh khỏi việc đòi trả
thù. Và khi trả thù nổ ra, thế là có cách mạng.
Cách mạng không do kẻ nổi loạn gây ra mà sự hư hỏng làm ra kẻ nổi
loạn. Kẻ nổi loạn không là lương tâm cắn rứt nổi lên vì đời sống hư hỏng,
mà là sự căng thẳng của con người bị loại trừ khỏi cộng đồng và loại trừ
khỏi của cải cướp được của đời sống.
Người cách mạng tưởng sự thật chắc phải thuộc về những ngưòi nghèo
khổ. Nhưng trong giây phút người cách mạng chiếm được và bắt đầu điều
chỉnh thế gian, họ lập tức sở hữu và bảo vệ của cải, lương tâm cắn rứt trong
người ho thức tính, và đạo đức thẳng thừng ngay lập tức mè nheo.
Chưa bao giờ khi cách mạng nổ ra, công thức này lại không lặp lại đúng
như thế. Vô ích họ tiếp tục tuyên bố các lí tưởng. Các lí tưởng lúc đó không
phải là đạo đức thẳng thừng nữa mà là giọng điệu của lương tâm cắn rứt.
Nếu người cách mạng lên nắm quyền lực, họ lập tức bắt cả thế gian khuất
phục họ, và tất cả lại bắt đầu lại từ đầu.