Kẻ thích nghỉ cho rằng, sự hư hỏng của nó không thể nhìn thấy từ bên
ngoài. Thực chất, sự hư hỏng của nó thể hiện ngay từ vẻ bên ngoài. Ngay từ
xa, từ sau lưng, từ hành vi cử chỉ, từ bước đi của nó mọi người đều thừa biết
công danh của nó bắt đầu như thế nào, nó đã đi đến đâu và đang chuẩn bị cái
gì.
Đặc biệt có một kẻ nhận ra ngay những điều này. Đấy là kẻ lần theo dấu
vết sự Thích Nghi của nó. Lương tâm cắn rứt mè nheo, mè nheo một cách
đạo đức rằng nó không có ý định thích nghi, và buộc con người phải đi đến
một quan điểm đạo đức thẳng thừng.
Đạo đức thẳng thừng không là sự phản chiếu của lương tâm cắn rứt. Một
đại diện cho bản án đạo đức chống lại sự thích nghi với hư hỏng. Dù đấy là
bất kì ai, nhưng chắc chắn, kẻ này không tham dự việc thích nghi, nó từ bỏ
thế gian một cách có ý thức hay bị rơi ra bởi không thể sống nổi, không thể
biết chắc chắn.
Nhưng, chính vì thế kẻ này cần từ bỏ luôn cả của cải vật chất. Và không
chỉ của cải. Phải đứng ngoài thế gian, đúng hơn đứng ra ngoài xã hội. Kẻ
mang đạo đức thẳng thừng đánh mất không chỉ hi vọng sống một đời người,
mà mất luôn cả khả năng sống cùng những người khác nữa. Và, vì nó thua
trận, nên dù muốn hay không, nó vẫn cần nhớ điều đó.
Kẻ nào thích nghi, sống tiếp, dù đời sống của nó dơ bẩn đến đâu, vẫn thu
thập của cải, kể cả bằng lương tâm cắn rứt dí chăng nữa, và vẫn sống cùng
với những người khác. Kẻ nào không thích nghi, cho dù từ sự ghê tởm, hay
từ những nguyên nhân khác, vẫn bị loại khỏi cộng đồng, trong một đối thoại
trừu tượng, như thể một kẻ đối lập hoặc một kẻ bị buộc tội.
Kẻ phục tùng từ bỏ bản chất cùa mình trong sự thích nghi, sau cùng đánh
mất luôn bản chất. Kẻ không phục tùng giữ lại bản chất của mình, nhưng
không biết làm gì với bản chất ấy, bởi đứng một mình.
Một người nào đó hoặc sống, nhưng cái giá của đờỉ sống là sự nhúng
chàm, hoặc không muốn bị nhúng chàm, lúc đó buộc phải từ bỏ đời sống.
Đấy là đạo đức thẳng thừng và lương tâm cắn rứt.