Những kẻ phạm tội, theo Nietzsche, trong xã hội ngày nay là những con
người trong sạch, ít nhất là những kẻ khát khao sự trong sạch, và trong mọi
trường hợp, một sát thủ thuần túy trong sạch hơn hẳn, so với những kẻ ví dụ
như chính trị gia, kinh tế gia hãnh tiến, đặc biệt nếu ta thấy một sát thủ như
vậy vẫn còn tự trọng và đáng thương so với một kẻ vì công danh của mình,
cố tình chà đạp, phá tan từng mảnh những gì mang chất người, không gì hắn
không phá vở và nhổ toẹt, không còn gì trong con người hắn, và hắn có thể
mua tất cả với một giá bèo.
Dù đáng ngạc nhiên hay không, nhưng nhân tố rõ ràng là, giữa cái hiện
sinh này, giữa đạo đức và sinh học, về những hành động bôi bẩn đời sống
này chỉ có những dân tộc phát triển cao từ truyền thống mới hiểu nổi, như
Trung Quốc, Ấn Độ, Hi Lạp, Roma và gần đây nhất là Pháp và Anh.
Nếu đúng là có một định nghĩa về văn hóa, chỉ có thể: một dân tộc không
chỉ đo lường, cái gì là đạo đức tốt và xấu, cái gì là lành mạnh và bệnh tật,
mà còn đo lường cái gì thanh tẩy hoặc bôi bẩn đời sống chung của cộng
đồng. Và đặc điểm đời sống của một dân tộc có văn hóa là có khả năng bảo
vệ chống lại sự bôi bẩn này một cách có ý thức,
Sự nhạy cảm của hiện sinh này ờ Trung Quốc và Ấn Độ đã từng có, hiển
nhiên, nhưng trong văn chương Hi Lạp và La Mã cũng đầy sự cảnh báo,
rằng nguy hiểm trực tiếp đe dọa con người không phải các tội ác mà là một
hiện sinh bị hư hỏng, tha hóa.
Ở Pháp là các nhà đạo đức, ở Anh là các nhà châm biếm đóng ở vị trí
người lính canh, từ đó họ có thể để ý đến sự trong sạch của đời sống, và
cảnh báo mọi người một cách khá sớm rằng muốn chống lại sự hư hỏng hãy
bảo vệ con người.
Ngược lại ở các dân tộc và ở mọi thời đại, sự vô văn hóa thể hiện chính ở
chỗ con người không được bảo vệ - không phải để chống lại tội ác mà luật
pháp thường xử lý không liên tục - mà ở lòng tin của con người chống lại sự
hư hỏng, ở chỗ không có sự đo lường mức độ thô bạo và sự vô ý vô tứ, sự
chen chúc xô đẩy, bất lịch sự, sự bẩn thỉu cùng thói đạo đức giả, và những