thừa.
Con người càng ở cấp cao bao nhiêu, sự phản bội càng nghiêm trọng bấy
nhiêu. Lũ nhỏ nhen, bọn chính trị gia, lũ nhà báo. Chúng phản bội cái gì?
Cao nhất là lí tưởng. Cao hơn, và cao hơn nữa. Như Holderlin đã nói:
Vergisst sich und sein Gott - Quên mất chính mình và Chúa của mình.
Đặc điểm của đạo đức không phải là thẳng thừng. Tôi có mặt ở đây không
phải để kết án bất kì ai, mà để chung sống cùng họ. Bản kết án tôi cần thực
hành với chính bản thân tôi. Đạo đức thẳng thừng là thứ cần vứt.
Nhưng tôi làm gì đây với kẻ lén lút sờ vào của cải, sấn sổ và như lũ bất tài
mất dạy, nhảy tót lên ngồi hàng ghế đầu? Hay đây là đặc tính người, rất
người: tha hóa, phản bội, hay lầm lẫn, hay đi đánh lừa, mặc cả, chuyên săn
lùng những phi vụ nhỏ mọn, nịnh hót, phục tùng, bôi nhọ người khác, sau đó
lại tự gặm nhấm và tranh luận với lương tâm cắn rứt, để trở thành kẻ bán
đứng, kẻ nói dối và trơ trẽn, chế giễu bông lơn với toàn bộ, quay lưng với
toàn bộ và chạy trốn, chạy trốn và phủ nhận, chối cãi?
Và đấy có phải kẻ khăng khăng một mình gìn giữ sự trong trắng đáng
ngờ, từ đấy tự tạo ra sự cao cả và vương miện cho mình? cần hay không
mức độ trong sáng giản dị của trái tim để con người gần như bằng sự tử tế
vô cùng, một cách vô liêm sỉ, cấu xé kẻ nào có thể, vì chiến lợi phẩm?
Cần hay không một sự nhục nhã chưa tưởng tượng ra bao giờ xứng với sự
ti tiện này? Có thể coi hay không sự hư hỏng tuyệt vọng này mang tính chất
ấu trĩ ngớ ngẩn, và nếu sự khuất phục thế gian này đúng là một sự phản bội
chất thiêng liêng bên trong của đời sống người, tất cả là sự phản bội cái cao
cả không vái tới được, phải chăng không cần đến sự trong trắng đầy uy tín
để con người có thể đi theo?
Về, mọi người đều sống, thậm chí, trên mọi cái và bằng mọi giá để sống,
có quyền sống, và cuộc sống như một tư tưởng mang giá trị tự thân và phần
lớn tốt đẹp, điều mà kể cả những người như Goethe và Nietzsche đã dùng để
chọc tức cả một thời đại, giờ đây cần đặt câu hỏi, thực ra sống có nghĩa là
gì?