Những gì con người thấy, tương đối mơ hồ, chỉ như một sự thất thần,
không liên quan gì đến đặc tính cơ bản nguyên thủy của đời sống, bởi vì nó
không khác gì một sự đói khát điên cuồng, ngây ra trước tất cả và nuốt
chửng, công viên vui và triển lãm, nhạc vũ kịch và dạ hội, các nhà hát và các
trận đấu bóng, và rạp chiếu phim, và trong cái đa dạng này như thể nói về
cái trái ngược của đời sống, không phải sống, mà đúng hơn bằng sự hỗ trợ đi
rải rắc những hưng phấn để quên hẳn đời sống đi.
Để không bao giờ cần phải nghĩ đến nó nữa. Bởi vậy Heidegger nói, ngày
nay con người trong sự sống bị quên lãng, không biết sống nữa mà chỉ, biết
khát bởi trạng thái thèm khát đời sống đặc thù của nó, nó không có cơ hội để
sống và tất cả, những gì con người ở trong đó, chỉ là sự thay thế đáng buồn
của hiện thực.
Ta có thể nói đời sống là một sự vô cảm. Đời sống như trạng thái bị ngất
lịm, suy sụp. Thuốc lá, moocfin, rượu đế, cafe. Đây là nơi đến của Faust tội
nghiệp và Dionusos khốn khổ. Sự bình thường hóa của đời sống biến mất,
ngay lập tức cần nghĩ đến những thay thế, để con người đừng phát điên vì sự
đói khát đời sống của nó.
Thực chất những căng thẳng nào cần được cân bằng lại để, cứ cho là một
người nào đó có thể sống nổi? Những giấc mơ như thế nào có thể hiện thực
hóa?
Con người có mối quan hệ như thế nào với câu chuyện cuộc đời của cô
giữ cổng giá chỉ một lần, một lần duy nhất trong đời thôi được lung linh
trong váy áo dạ hội, trên đầu là vương miện (dù là đồ giả) nhưng, sau tiếng
khèn hiệu lệnh, duyên dáng bước vào phòng khiêu vũ, như một nữ hoàng
của Shakespeare?
Người ta có mối quan hệ như thế nào ví dụ với sự kiện một kẻ độc tài giữ
lấy khán đài để phát biểu, không khác bao nhiêu sự kiện của cô giữ cổng, chỉ
sân khấu cuộc đời dựng tạm xám xịt hơn và các vạch kẻ xấu xí hơn.
Con người có nhu cầu gì? Sở thích gì? Ước nguyện gì? Hình mẫu lí tưởng
bất tử của họ như thế nào? Cái gì tha thiết với họ hơn bản thân đời sống?
Không sống. Cướp đi đời sống.