chính vì thế nó đắm mình trong khủng hoảng. Người tham dự vào hiện thực,
là người nhận ra hoàn cảnh thật sự, và đặt bản thân mình vào sự khủng
hoảng một cách trần trụi (alétheia).
Một trăm năm đã trôi qua và cái mà chúng ta biết về sự khủng hoảng, như
đã trở nên quen thuộc, không phải do những tác phẩm vĩ đại hay nổi tiếng
mà từ các tác phẩm vô danh.
Những điều cơ bản con người không tìm thấy ở các tuyển tập của
Keyserling, của Spengler hay của Sorokin, mà tìm thấy trong vài nghiên cứu
mỏng. Martin Heidegger đã viết những tập sách ấy và ông bảo chúng ta đã
đi sau sự khủng hoảng. Không phải như một sự kiện định mệnh rò ràng
quyết định toàn bộ, và từ phút đó trở đi tình thế trở nên tuyệt vọng.
Thực chất khủng hoảng đã xảy ra không thể cứu vớt được nữa, và xảy ra
một cách không nhận ra, bằng những thỏa thuận chung, và cái mà chúng ta
sống, những biến động của thế kỉ vừa qua, những cuộc thế chiến thời hiện
tại, những nhà nước kinh hoàng, cuộc cách mạng kĩ thuật, sự tha hóa xã hội-
đạo đức-kinh tế không thể chặn đứng, giờ đây chỉ có thể coi như một rối
loạn tự động mà thôi.
Heidegger giữ lại khái niệm cơ bản giải thích hành vi con người của
Kierkegaard, như Nietzsche, Pannwitz và Gúenon từng làm. Kẻ nào không
đặt bản chất của nó vào sự khủng hoảng, không nghi ngờ gì nữa, kẻ đó là
một hiện sinh giả (pseudoegzistens).
Nghĩa là kẻ nào bằng bất cứ lí do gì che giấu ý thức của sự khủng hoảng
trước bản thân, và không tính đến những hậu quả của khủng hoảng động
chạm đến đời sổng riêng của mình, kẻ đó vô nghĩa, lạc loài. Không nói lên
điều gì. Tự xóa mình ra khỏi lịch sử.
Khủng hoảng, đúng, cực kì khó chịu, nhưng bị cất giấu trong những ảo
tưởng nhất định, trước ý thức hiện tại đáng sợ, đấy là điều người Anh gọi là
nonely crowd, hay như Camus viết, l’homme absurde.
Sống như thể không có điều gì xảy ra. Tiếp tục ba hoa về sự phát triển, về
sự tiến bộ của khoa học, vạch các kế hoạch về sự phát triển kinh tế, các thỏa