động như thế nào. Như thể họ không có mục đích gì khác, ngoài việc nhầm
lẫn hiện thực.
Họ chỉ có một câu hỏi duy nhất là tác động như thế nào đây? Chúng ta
biết, người đàn bà đồng hóa mình với tác động của việc họ làm. Phần lớn
bằng cách giấu kín nhân tố thực, đôi khi chỉ ra cái không có. Họ biết đau
khổ bởi những nỗi khổ sở không thể tưởng tượng nổi - như người ta nói - vì
sắc đẹp.
Nhưng phần lớn đàn bà không biết phân biệt giữa sắc đẹp và sự tác động.
Họ biết cách khinh rẻ đáng kinh ngạc cái đang có. Điều này gần với nghệ
thuật, nhưng độc quyền hem và say mê hơn, và họ không muốn gì hết ngoài
làm trò ảo thuật. Bởi vậy truyền thống Hindu cho rằng thế gian là maja, ảo
ảnh.
Mọi sự vật không tồn tại như ý nghĩa cội rễ của chúng mà theo cách
chúng tác động.
Nguyên nhân bản chất hư hỏng của thế gian là sự tác động mạnh hơn hiện
thực.
Kẻ đi gây tác động, không nhất thiết là kẻ có đức tin xấu, nhưng quả thật
một tác động thành thật vô cùng hiếm hoi. Người ta nói, toàn bộ nền hội họa
chỉ có duy nhất một bức tranh vẽ người đàn bà không phải ảo ảnh, không để
thực hành tài năng, không là một vai diễn thể hiện một hiện thực bất kì. Đấy
là bức La Gioconda (Leonardo da Vinci (1503-1519)) - Không phải bà nội
trợ, chẳng phải bà mẹ, không là cô dâu, chẳng phải gái giang hồ. Một người
đàn bà như đàn bà.
Thật hiếm hoi thứ âm nhạc, hội họa, thi ca hoặc điêu khắc không muốn
khêu gợi tác động, không là thực hành tài năng, hoặc mang vai trò nghệ sĩ.
Với đàn bà không gì định mệnh hơn là họ bị lật tẩy kĩ thuật gây tác động.
Truyền thống Do Thái cho rằng trong thời hoàng kim các thiếu nữ của
con người sống trong sự trinh trắng, bởi vì họ chưa biết phân biệt việc người
ta nhìn họ hay không. Các thiên thần sa ngã đã dạy họ thực hành các thiên
phú và đừng trở thành đàn bà mà hãy đóng vai đàn bà mà thôi. Trước đó đàn
bà sống như đàn bà. Thuần túy Gioconda. Không muốn gây tác động,