hai tấm ảnh, con bài Tarot, thể hiện hai mươi hai mức độ nhập định của Ai
Cập cổ.
Những bức hình như: vua (quyền lực - vaulting ambition), bánh xe (bánh
xe của số phận), sự may mắn (vòng quay tròn), nạn nhân, sự vượt ngưỡng
(thần chết). Bức hình cuối cùng trong tập bài không có chữ và con số là anh
hề.
Anh hề, đúng vậy, không chữ và không số, phù hợp với một anh hề chính
cống, thứ tự sau cùng, như một kẻ đứng ngoài cuộc chơi, kẻ không được
tính đến, kẻ cần phải nhắc đến vì cảm hứng của cái toàn bộ, bởi chàng ta có
mặt tại đây, không thể phủ nhận. Đấy là Arlequin - anh hề, vẫn còn là tử tế,
khi nhắc đến chàng ta. Ở Ai Cập người ta vẫn còn coi trọng.
Tri thức về nhập định là linh hồn khi đã đi hết con đường của tất cả các
vương quốc có thể của số phận, sẽ cập bến không số, không chữ, sẽ đến một
điểm ngoài cuộc chơi, chỉ còn gắn bó với toàn thể vì có thể cười lên tất cả.
Đấy là kẻ mà toàn bộ sự hiện hữu là midsummer madness - cơn điên giữa
mùa hè. Có thể đây là một trò giễu cợt ác. Nhưng trong mọi trường hợp kẻ
này xử sự một cách hỗn láo bướng bỉnh, dám trêu ghẹo vua chúa và lật tẩy
họ. Khi Stavrogin đang nói chuyện với vị tướng, bỗng đứng lên, đến gần và
không báo trước, cắn ngay vào tai vị tướng.
Khi người ta nói với Arlequin - anh hề những điều thông thái ghê gớm,
chàng ta rung chuông đính trên đỉnh mũ, và khi người ta hỏi, mi muốn gì để
ta cho, chàng ta trả lời: tránh ra đừng che mất bóng nắng.
9.
Không chỉ những kẻ nhập định Ai Cập nhắc nhở đến tri thức của Arlequin
- anh hề. Phúc Âm gọi Arlequin - anh hề là một linh hồn nghèo. Phúc thay ai
có linh hồn nghèo khó.
Tại sao anh hề lại đứng ở đỉnh cao nhập định của quân bài Tarot? Tại sao
chàng ta không có kí hiệu, con số và chữ? Tại sao chàng ta đứng ngoài cuộc